Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tampon là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ thông dụng được sử dụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có những lời đồn về một số tác hại của tampon. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Việc hiểu và nhận thức đúng về tác hại của tampon là rất quan trọng, chúng có thể giúp chị em sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp, đúng cách và bảo vệ sức khỏe của bản thân trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tampon là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ nhằm thu hút và thấm máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Được chế tạo từ sợi bông hoặc vật liệu tương tự, tampon có hình dạng trụ và được trang bị một sợi dây dài để dễ dàng rút ra sau khi sử dụng. Người dùng tampon chèn vào âm đạo để hấp thụ máu kinh nguyệt, cho phép họ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian này.
Theo Jessica Shepherd, một trợ lý giáo sư sản phụ khoa lâm sàng và giám đốc phụ khoa Minimally Invasive Gynecology tại Đại học Illinois College of Medicine ở Chicago, tampon sẽ an toàn nếu được sử dụng đúng cách. Bà cho biết rằng tampon "tương đối an toàn" và chỉ gây vấn đề khi không tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Trường hợp sử dụng tampon không đúng cách hoặc không thay đổi sau 8 - 12 tiếng một lần có nguy cơ mắc hội chứng Toxic Shock Syndrome (TSS).
TSS có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến cơ thể nếu kéo dài trong thời gian dài. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Đại học Minnesota cho thấy trường hợp nhiễm TSS rất hiếm. Trong 100.000 phụ nữ sử dụng tampon mỗi năm, chỉ có 1 người bị TSS (tỉ lệ 0,001% số người sử dụng tampon).
Theo chuyên gia, thành phần của tampon cũng rất an toàn và không cần lo lắng khi sử dụng. Theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về tampon, sản phẩm phải được làm từ cotton, sợi tổng hợp hoặc một sự kết hợp của hai loại chất đó, trong đó sợi tổng hợp phải được làm từ cellulose có nguồn gốc từ bột gỗ. Vật liệu sợi tổng hợp được sử dụng trong băng vệ sinh hiện nay ở Hoa Kỳ được sản xuất bằng các quy trình tẩy trắng không chứa chất khử trùng clo. Do đó, tampon không chứa clo mà chỉ sử dụng hydrogen peroxide để tẩy trắng, không gây độc và không chứa chất hóa học.
Mặc dù tampon có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số tác động tiêu cực có thể xảy ra như sau:
Do đó, khi sử dụng tampon, cần lưu ý các tác động tiêu cực có thể xảy ra và tuân thủ hướng dẫn sử dụng và thay đổi tampon đúng cách để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan.
Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm âm đạo và các vấn đề nấm mốc, trước khi sử dụng tampon, hãy rửa tay sạch và vệ sinh âm đạo cùng vùng xung quanh kỹ càng. Điều này giúp tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào âm đạo.
Hãy nhớ rằng, tampon càng lâu nằm trong âm đạo, nguy cơ nhiễm trùng càng tăng. Vì vậy, hãy bảo vệ bản thân bằng cách thay đổi tampon sau một khoảng thời gian sử dụng vài giờ.
Việc dịch tiết âm đạo tăng nhiều, mong muốn cảm giác sạch sẽ và khô ráo, hoặc lo lắng về việc quan hệ tình dục an toàn có thể khiến bạn chọn sử dụng tampon. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời và có thể gây tổn thương và đau do sự khô khan của tampon. Vì vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, nếu bạn không đang trong thời kỳ kinh nguyệt, không nên sử dụng tampon.
Nếu bạn đi bơi, hãy thay tampon ngay sau khi kết thúc hoạt động này. Tampon là lựa chọn thích hợp cho phụ nữ khi tham gia hoạt động mạnh hoặc đi bơi, tắm biển,... Tuy nhiên, sau khi tắm hồ bơi, bạn cần thay tampon ngay lập tức. Nếu không, có nguy cơ cao bị viêm nhiễm, kích ứng da hoặc nhiễm trùng ở vùng âm đạo.
Khi lựa chọn tampon, hãy chọn loại phù hợp. Tampon có nhiều loại khác nhau, có thể phân theo kích thước hoặc đối tượng sử dụng. Nếu bạn mới sử dụng lần đầu, hãy chọn loại có kích thước nhỏ hoặc trung bình và loại không cần đẩy để tránh tình trạng đau rát.
Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng tampon để đảm bảo an toàn:
Việc sử dụng tampon sẽ mang đến sự linh hoạt hơn cho bạn trong những ngày "đèn đỏ" của mình. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tampon, không còn hoang mang về một số tác hại của tampon và biết cách sử dụng nó một cách an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.