Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Thực hư việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân và những lưu ý về liệu pháp này

Ngày 11/04/2024
Kích thước chữ

Tiêm trưởng thành phổi là một trong những phương pháp giúp thúc đẩy quá trình phát triển phổi của thai nhi, thường được chỉ định trong trường hợp thai nhi có nguy cơ sinh non, sinh thiếu tháng hoặc suy dinh dưỡng. Vậy thực hư chuyện tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân ra sao?

Xoay quanh câu chuyện tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân có rất nhiều ý kiến trái chiều. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Để làm sáng tỏ, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tiêm trưởng thành phổi là gì và thuốc trưởng thành phổi là gì trước nhé.

Tổng quan về liệu pháp tiêm trưởng thành phổi

Liệu pháp tiêm trưởng thành phổi được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid để thúc đẩy sự phát triển phổi của thai nhi từ đó giúp duy trì sự sống của thai nhi trong thai kỳ.

Trên thực tế, Betamethasone và Dexamethasone là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến trong liệu pháp này. Đây là các steroid có gốc fluor mạnh, có tác dụng giúp phổi chuyển hóa các phế bào đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp và giải phóng surfactant, từ đó thúc đẩy quá trình trưởng thành của phổi.

Thông thường, ở những thai nhi đủ 32 tuần tuổi, cơ thể thai nhi có khả năng tự tổng hợp và giải phòng surfactant vào phế nang tuy nhiên ở những trẻ sinh sinh trước 32 tuần tuổi hoặc có nguy cơ sinh non thì không có khả năng này. Do đó, thai nhi có nguy cơ bị xẹp phổi và suy dinh dưỡng.

Đây chính là lý do mà liệu pháp tiêm trưởng thành phổi được chỉ định trong trường hợp thai phụ có nguy cơ sinh non, sinh thiếu tháng hoặc sinh đủ tháng nhưng thai nhi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.

Thực hư việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân và những lưu ý về liệu pháp này 1
Liệu pháp tiêm trưởng thành phổi là gì?

Thực hư câu chuyện tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân

Với câu hỏi tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân có thể xảy ra không thì câu trả lời là có thể. Trong một nghiên cứu do Đại học Imperial College London (Anh) thực hiện trên 250.000 ca sinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy giữa tiêm trưởng thành phổi và trẻ chậm tăng cân có mối liên hệ với nhau.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sau khi trải qua liệu pháp tiêm trưởng thành phổi sẽ hấp thu dinh dưỡng kém hơn so với những đứa trẻ khác. Điều này cho thấy, trẻ sinh ra có nguy cơ chậm tăng hơn nếu trải qua liệu pháp tiêm trưởng thành phổi, dù cho trẻ đẻ đủ tháng hay đẻ non.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào xác định việc trẻ chậm tăng cân là do tác dụng phụ hay do các biến chứng trong quá trình thực hiện liệu pháp tiêm thuốc trưởng thành phổi.

Dù vậy, các mẹ cũng cần hiểu rằng nếu trẻ được chăm sóc cũng như cung cấp dinh dưỡng phù hợp thì cân nặng của trẻ vẫn sẽ đạt đến mức phát triển theo từng độ tuổi.

Thực hư việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân và những lưu ý về liệu pháp này 2
Mẹ bầu lo lắng việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân

Những trường hợp nào cần thực hiện liệu pháp tiêm trưởng thành phổi?

Đến đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được thực hư việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân rồi phải không. Vậy liệu pháp này được chỉ định trong trường hợp nào?

Như đã trình bày phía trên, các bác sĩ thường chỉ định liệu pháp tiêm trưởng thành phổi cho những thai phụ có nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm hoặc dọa sảy. Theo đó, để biết bản thân có cần phải tiêm trưởng thành phổi không, sản phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Những đối tượng cần xác định tiêm trưởng thành phổi

Cần phải tiêm trưởng thành phổi trong những trường hợp thai phụ ở tuần thứ 28 - 34 của thai kỳ có dấu hiệu dọa sảy hoặc có nguy cơ sinh đẻ non sẽ được chỉ định tiêm trưởng thành phổi trong vòng 7 ngày tới.

Các dấu hiệu thai cảnh báo phụ sinh non hoặc có nguy cơ dọa sảy

Các thai phụ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dọa sảy hoặc sinh non như xuất hiện các cơn gò, cơn co tử cung bất thường khi thai nhi chưa được 37 tuần tuổi, xuất hiện cơn đau thắt lưng kèm chuột rút, xuất hiện dịch nhầy bất thường hoặc có dấu hiệu ra máu ở âm đạo, cảm giác nặng bụng và đau thắt bụng…

Lúc này, tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ tiêm trưởng thành phổi.

Những thai phụ nào có nguy cơ sinh non?

Ngoài những dấu hiệu dọa sảy hoặc dọa sinh non nêu trên, thai phụ có nguy cơ sinh non cao nếu:

  • Có tiền sử sinh non;
  • Đang gặp phải các tình trạng về tử cung như u xơ tử cung, dị tật tử cung, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, khâu vòng cổ tử cung…
  • Đang gặp các vấn đề về nhau tiền đạo, tiền sản giật, ít ối, cạn ối, nhiễm khuẩn ối…
  • Thai nhi chậm phát triển và có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng;
  • Có thai nhờ vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, IVF, IUI…
  • Đang mang thai đôi hoặc đa thai đủ 37 tuần.
Thực hư việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân và những lưu ý về liệu pháp này 3
Tiêm trưởng thành phổi được chỉ định trong trường hợp thai phụ có nguy sinh non

Những điều lưu ý về tiêm trưởng thành phổi

Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng mong muốn con được phát triển đầy đủ và toàn diện nhất trước khi chào đời. Tuy vậy, không vì thế mà thai phụ lạm dụng thuốc trưởng thành phổi để kích thích sự phát triển phổi cho thai nhi. Vậy cần những ý những vấn đề nào về tiêm trưởng thành phổi?

Thời điểm thích hợp để tiêm trưởng thành phổi

Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm thuốc trưởng thành phổi chỉ nên được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ. Vậy đâu thời điểm nên tiêm trưởng thành phổi?

Đối với các trường hợp được chẩn đoán là có nguy cơ sinh non, bác sĩ sẽ thường chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi vào tuần thai thứ 24 - 34 nếu thai phụ có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày tới. Thuốc sẽ không còn nhiều tác dụng nếu tiêm sau tuần thai thứ 34.

Trên thực tế, các bác sĩ thường chỉ định liều tiêm thuốc trưởng thành phổi như sau:

  • Đối với Betamethason: Tiêm bắp 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều là 24 giờ.
  • Đối với Dexamethason: Tiêm bắp 4 liều và khoảng cách giữa các liều là 12 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm trưởng thành phổi

Mặc dù tiêm trưởng thành phổi mang lại nhiều tác dụng hữu hiệu song liệu pháp này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở thai phụ sau sinh;
  • Tăng đường huyết trong vòng 5 ngày do đó thai phụ cần theo dõi cẩn thận để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
  • Gây suy thận ở thai phụ và suy thượng thận ở trẻ sơ sinh song trường hợp này hiếm gặp.
  • Sốc phản vệ, dị ứng, tụt huyết áp sau khi tiêm thuốc trưởng thành phổi.
  • Sử dụng Betamethason từ 3 liều trở lên có thể khiến trẻ sau sinh ra bị tăng động và quá liều Dexamethasone có thể gây nhiễm độc thần kinh.
Thực hư việc tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân và những lưu ý về liệu pháp này 4
Thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ sau tiêm trưởng thành phổi

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về liệu pháp tiêm trưởng thành phổi mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về giải pháp này đồng thời nắm được thực hư câu chuyện tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin