Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thức khuya có bị lao phổi không?

Ngày 22/02/2022
Kích thước chữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lao như nhiễm vi khuẩn, thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, khói bụi…. Vậy thức khuya có bị lao phổi không? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc thức khuya và bệnh lao phổi ngay sau đây nhé!

Việt Nam hiện đứng thứ 12 trên thế giới về số người mắc lao nặng nhất thế giới, với khoảng 130.000 người mắc và 18.000 người chết vì lao mỗi năm. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người Việt Nam làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi Thói quen sinh hoạt không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Đối tượng dễ mắc bệnh lao phổi?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho băn khoăn thức khuya có bị lao phổi không, chúng ta hãy cùng điểm qua một số đối tượng dễ bị mắc bệnh lý này. Lâu nay, nhiều người vẫn lầm tưởng bệnh lao phổi là bệnh di truyền. Nhưng trên thực tế, đó là một căn bệnh lây lan khi tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch suy yếu, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh càng lâu thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.

Vì vậy, khi phát hiện trường hợp mắc lao, các bác sĩ thường khuyên người nhà hoặc những người sống chung với bệnh nhân tránh tiếp xúc gần, đồng thời tiến hành khám sàng lọc trong 2 năm tiếp theo. Nếu thấy các triệu chứng nghi ngờ như sốt nhẹ về chiều, ho kéo dài, đổ mồ hôi trộm về đêm, sụt cân thì nên đi khám ngay.

Ngoài trẻ nhỏ bị và những người bị suy giảm hệ miễn dịch, các nhân viên y tế, đặc biệt là quản giáo, những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao hoặc theo dõi bệnh nhân lao trong trại giam là những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao.

Một số bệnh, một số tình trạng sức khỏe đặc biệt cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lao, như bệnh bụi phổi, bệnh phổi do virus, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng hay dùng thuốc ức chế miễn dịch khiến sức đề kháng suy giảm.

Dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh lao

Ho liên tục, không ngừng

Đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh lao. Nếu bạn bị ho hơn một tháng và không có bất kỳ loại thuốc nào để cắt cơn ho, hãy đến gặp bác sĩ vì rất có thể bạn đã bị bệnh lao.

Ho ra máu

Ho do các nguyên nhân khác sẽ không kèm theo máu, nhưng khi bạn ho ra máu là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lao. Ngay khi thấy triệu chứng này, đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay.

Ho ra máu là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lao Ho ra máu là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lao

Đau, tức ngực

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau ngực nhưng đó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh lao. 90% người bị lao nếu bạn cảm thấy đau dữ dội ở ngực khi hít vào và thở ra. Ngay cả khi bạn cảm thấy khó thở và phải cố thở mỗi khi ho, hãy xem xét bệnh tình và đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Sốt vào buổi chiều

Nếu bạn bị ho, đau ngực và sốt, rất có thể bạn đã bị bệnh lao. Bạn không sốt cao mà sốt nhẹ kéo dài hàng ngày, nhất là về chiều.

Giảm cân đột ngột

Đột nhiên một ngày, bạn nhận thấy cân nặng của mình sụt giảm nghiêm trọng mà không rõ lý do, và mặc dù bạn đã tập luyện tất cả các bài tập, cân nặng của bạn vẫn không được cải thiện. Khi ấy, bạn nên nghĩ đến bệnh lao và các triệu chứng khác đi kèm để tìm phương án xử lý đúng đắn.

Đổ mồ hôi về đêm

Bệnh lao có thể gây mất ngủ, kèm theo ho và sốt, cùng với đổ mồ hôi ban đêm. Đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh lao.

Mệt mỏi

Bạn luôn cảm thấy mình không còn năng lượng và chỉ muốn nằm một chỗ cả ngày. Mệt mỏi cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh lao, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.

Thức khuya có bị lao phổi không?

Thức khuya có bị lao phổi không là thắc mắc của rất nhiều người. Thức khuya và mất ngủ là nguyên nhân khiến bạn bị suy nhược cơ thể, tinh thần sa sút. Đối với những người có tiền sử mất ngủ, cần tìm ngay cách ngăn chặn tình trạng này, bởi mất ngủ là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, lâu dần dẫn đến suy nhược, sụt cân, suy giảm sức đề kháng. Nó gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Đây là thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi.

Thức khuya là thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi Thức khuya là thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Bên cạnh việc hiểu rõ nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi như thức khuya, mất ngủ, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, cách phòng ngừa bệnh lý này cũng rất quan trọng. Khi bạn chỉ có một trong các triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài hơn 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi và ho ra máu thì bạn nên đi khám để xem bạn có bị bệnh lao hay không.

Để phòng tránh bệnh lao, bước đầu tiên là loại bỏ nguồn lây nhiễm, xác định kỹ lưỡng nguồn lây bệnh và điều trị nghiêm túc, triệt để. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi khác cũng rất quan trọng:

  • Người bệnh lao phổi phải đeo khẩu trang, không được khạc nhổ bừa bãi mà phải khạc vào giấy, cốc hoặc nơi thích hợp trong cốc để khử trùng và tiêu hủy, lấy bệnh phẩm để xét nghiệm ở khu vực được chỉ định, thông thoáng, tốt nhất là ở ngoài trời.
  • Nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao, đặc biệt ở những cơ sở có nguy cơ cao như phòng xét nghiệm lao kháng thuốc và nuôi cấy lao, phải đeo khẩu trang tiêu chuẩn như N95. Tiếp xúc với bệnh nhân phải qua vách ngăn kính, khám chữa bệnh, tư vấn ở sau lưng bệnh.
  • Các cơ sở khám chữa bệnh, phục vụ người mắc bệnh lao phải tuân thủ các quy định về phòng chống lây nhiễm và cần được đầu tư các trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho nhân viên và bệnh nhân, có kế hoạch, quy trình cụ thể thực hiện đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể cho nhân viên và người bệnh.

Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc thức khuya có bị lao phổi không. Thức khuya, mất ngủ, làm việc quá sức, thiếu hụt dinh dưỡng là những nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi. Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc một cách có kế hoạch, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa thuốc lá, rượu bia, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và phong phú, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhé!

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin