Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn bệnh gout

Ngày 23/12/2019
Kích thước chữ

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, bệnh gout là bệnh rất thường gặp. Bệnh gây viêm khớp, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn của bệnh gout cũng là một lưu ý rất quan trọng cho bệnh nhân gout.

Ban đầu người bị bệnh gout sẽ có các triệu chứng như nóng, đau, sưng và yếu ở các khớp, thường là khớp ngón chân. Các cơn đau thường xảy ra vào bên đêm và kéo dài trong một vài giờ đồng hồ rồi giảm trong vòng 2-7 ngày sau đó. Không giống như các cơn đau do các căn bệnh thông thường sau cơn đau lớp da của người bị gout còn có biểu hiện tróc và ngứa.

Bên cạnh đó nếu bạn có những biểu hiện khó khăn trong việc đi lại, cử động hoặc cảm thấy da rất đỏ và hơi tía xanh xung quanh vùng khớp bị đau thì bạn cũng nên đi khám, bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh gout.

Thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn bệnh gout

Gout thường hay bị ở các khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái

Bị gout có nên ăn thịt không?

Nếu đang bị gout, bạn sẽ được khuyên rằng không nên ăn thịt bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trong chế độ ăn bệnh gout, người bị gout vẫn cần bổ sung thịt vào chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong chế độ ăn bệnh gout, người bệnh có thể ăn các loại thịt sau trong chừng mực:

  • Hàu, trai và hầu hết các loại giáp xác khác như cua, tôm,… Các loại tôm, cua đồng thuận tiện hơn các loại hải sản.
  • Thịt gà, thịt vịt
  • Thịt heo

Các loại thịt người bị gout không nên ăn:

Thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn bệnh gout

Người bị guot cần hạn chế ăn thịt đỏ

  • Hải sản: các thu, cá mòi, cá hồi, sò điệp, trứng cá, tôm càng,…
  • Nội tạng động vật: tim, gan, thận,…
  • Thịt thú hoang dã: thịt thỏ, nai, chim cút, ngỗng,…

Nên ăn thịt như thế nào cho chế độ ăn bệnh gout: nếu muốn thực hiện chế độ ăn giúp giảm nồng độ axit uric, giảm cơn đau gout thì chỉ nên ăn một lượng vừa phải protein động vật. Mỗi ngày bạn không nên ăn quá 150g và cần hạn chế khoảng 75g trong mỗi bữa ăn. Các loại hải sản, nội tạng động vật như gan, thận, thịt thú săn, thịt ngỗng,… chỉ nên ăn khoảng 100g/ngày và không ăn quá 3 lần/tuần nếu muốn giảm axit uric trong máu.

Thực phẩm cần cho chế độ ăn bệnh gout

Ngoài việc ăn thịt để đảm bảo chế độ dinh dưỡng thì người bị gout cần thêm các thực phẩm sau vào thực đơn của mình như:

  • Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày.

Thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn bệnh gout

Vitamin C - một trong những thực phẩm cần cho chế độ ăn bệnh gout

  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric, nên uống nước khoáng kiềm.
  • Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan axit uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....
  • Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
  • Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà....
  • Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo.
  • Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ trong chế độ ăn bệnh gout.

Thực đơn lâu dài cho chế độ ăn bệnh gout:

Sau đây là hàm lượng purin trong 100g thức ăn (theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng) để bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp cho chế độ ăn bệnh gout:

  • Nhóm 1: (chứa 0 - 15mg purin /100g thực phẩm) gồm: ngũ cốc, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả, hạt.
  • Nhóm 2: (chứa 50-150mg purin/100g thực phẩm): thịt, cá, hải sản, gia cầm, đỗ đậu.
  • Nhóm 3: (trên 150mg purin/100g thực phẩm): gan, óc, nước dùng thịt, nấm, măng tây.
  • Nhóm 4: (thức uống có khả năng gây đợt gout cấp): rượu, thức uống có cồn; bia (có purin); cà phê, chè (có chứa methyl purin khi bị ôxy hóa sẽ tạo thành methyl axit uric).

Cách phòng bệnh gout

  • Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin
  • Tránh rượu bia, chất kích thích: Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa axit uric của cơ thể.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Tuyệt đối không nên nhịn đói: Nhịn đói, nhất là nhịn đói lâu ngày có thể làm nồng độ axit urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc nhất định, tránh bỏ bữa.
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.

Bệnh gout không đáng sợ, nhưng cần phải chữa trị cách hợp lý. Để bệnh nhanh khỏi và không nặng hơn, bạn cần có thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn bệnh gout để phòng bệnh gout chuyển biến nặng.

Phương

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin