Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa liên quan đến tăng tiết axit dạ dày. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về cấu trúc, vai trò, ứng dụng trong điều trị và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc kháng histamin H2 nhé!
Thuốc đối kháng thụ thể H2 là một nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn histamin gắn lên thụ thể histamin H2 (H2R) - được tìm thấy chủ yếu trong các tế bào viền của dạ dày. Khi nào thì dùng thuốc này? Thuốc có tác dụng phụ gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những băn khoăn về thuốc kháng histamin H2.
Histamin (2-(4-Imidazole)-ethylamine) là một chất trung gian hóa học có nhiều vai trò cấu thành quan trọng trong hầu hết mọi hệ thống cơ thể. Nó được tổng hợp từ histidin nhờ enzyme decarboxylase. Histamin hoạt động thông qua 4 nhóm thụ thể kết hợp là H1R, H2R, H3R và H4R:
Như đã nói ở trên, histamin H2 thường biểu hiện chủ yếu ở của dạ dày, sau khi gắn vào thụ thể H2R ở tế bào viền sẽ kích thích tiết axit HCl tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, việc tiết axit sẽ làm tăng triệu chứng khó chịu và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Cho nên, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 đã được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh loét dạ dày - tá tràng và một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh rối loạn tiêu hóa rất phổ biến trên toàn thế giới. Nguyên nhân gây trào ngược chủ yếu là do rối loạn chức năng cơ vòng thực quản dưới. Một số yếu tố khác góp phần gây trào ngược bao gồm rối loạn nhu động thực quản, rối loạn nhu động dạ dày.
Triệu chứng kinh điển và phổ biến nhất của GERD là ợ nóng và trào ngược axit xuất hiện trong vài giây đến vài phút. Ợ nóng là cảm giác nóng rát, bốc lên từ dạ dày, lan tỏa ra cổ. Ợ chua là biểu hiện của trào ngược axit dạ dày lên khoang miệng cho nên sẽ cảm thấy vị chua hoặc đắng. Axit sẽ gây tổn thương thực quản và hầu họng như viêm thực quản, chảy máu, đau và khó nuốt. Ngoài ra, triệu chứng ngoài thực quản dễ xảy ra hơn do trào ngược lên thanh quản dẫn đến hắng giọng, khàn giọng, đau họng.
Phương pháp điều trị cho bệnh này là sử dụng thuốc kháng axit - thuốc làm giảm triệu chứng nhanh chóng bằng cách trung hòa axit dạ dày. Thuốc thứ hai là thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 - làm giảm thể tích axit dạ dày tiết ra từ đó giúp giảm các triệu chứng trong thời gian dài hơn. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trước khi ngủ. Thuốc thứ 3 là thuốc ức chế bơm proton (PPI) - thuốc ức chế axit dạ dày bằng cách ức chế H+-K+ -ATPase ở tế bào thành dạ dày, từ đó giúp giải quyết triệu chứng trào ngược axit và chữa lành thực quản tốt hơn so với thuốc chẹn thụ thể H2. PPI được khuyến cáo là có hiệu quả nhất khi dùng trước bữa ăn sáng 1 giờ.
Tùy là tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng đơn lẻ hay phối hợp thuốc cho bệnh nhân. Bạn không nên chủ quan, tự mua thuốc uống vì có thể bệnh không giảm mà còn nặng thêm, gây ra có chứng chứng nghiêm trọng hơn như viêm thực quản, chứng khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa trên.
Loét dạ dày - tá tràng là một vấn đề của đường tiêu hóa được đặc trưng bởi tình trạng hình thành các tổn thương rách niêm mạc dạ dày - tá tràng. Khoảng 2/3 số bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh loét dạ dày tá tràng không có triệu chứng. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất của bệnh loét dạ dày tá tràng là đau vùng thượng vị (cụ thể là cơn đau sẽ giảm khi ăn hoặc dùng thuốc kháng axit hoặc đau xảy ra giữa các bữa ăn và có thể gây thức giấc vào ban đêm do đau), có thể liên quan đến chứng khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn hoặc cảm giác no sớm. Hầu hết các trường hợp loét dạ dày tá tràng đều có liên quan đến nhiễm Helicobacter pylori hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc cả hai.
Phương pháp điều trị cho bệnh này là phối hợp thuốc ức chế bơm proton vào buổi sáng và thuốc kháng histamin H2 vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ phối hợp thêm thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc bismuth. Nếu loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid thì bác sĩ sẽ cân nhắc có nên tiếp tục sử dụng thuốc NSAID không cho từng bệnh nhân.
Phẫu thuật được chỉ định nếu có biến chứng phát triển hoặc nếu vết loét không đáp ứng với thuốc. Chảy máu là chỉ định phổ biến nhất cho phẫu thuật và thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất huyết dạ dày ngày một tăng ở giới trẻ có lối sống không lành mạnh, ăn uống không điều độ.
Hiện nay có 4 hoạt chất của histamin H2 được sử dụng trong điều trị 2 bệnh trên, bao gồm cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine. Mặc dù chúng thường được dung nạp tốt, nhưng thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương, tim và nội tiết như tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu và đau cơ. Vì thuốc chẹn thụ thể H2 được chuyển hóa qua gan nhờ hệ thống cytochrom P450; do đó, nó có thể cản trở sự hấp thu, chuyển hóa và đào thải của nhiều loại thuốc khác nhau. Trong bốn hoạt chất, cimetidine có khả năng ức chế hệ thống P450 (CYP 1A2, 2C9 và 2D6) mạnh nhất và dễ xảy ra tương tác thuốc nhiều nhất.
Tóm lại, histamin là một chất trung gian hóa học với nhiều vai trò sinh lý. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm tình trạng bệnh ở bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng trong việc làm giảm tiết axit dạ dày, cho nên giảm được các triệu chứng do bệnh gây ra. Nhưng đây chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh, khắc phục nó thì mới khỏi hoàn toàn được.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.