Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thuốc PEP giá bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi dùng PEP?

Ngày 06/02/2023
Kích thước chữ

Trong trường hợp nghi ngờ ai đó có nguy cơ nhiễm HIV, bác sĩ sẽ chỉ định cho họ dùng thuốc PEP. Vậy thuốc PEP là gì? Khi nào dùng PEP? Thuốc PEP giá bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi dùng PEP?

Thuốc PEP, viết tắt của cụm từ Post-Exposure Prophylaxis hay còn có tên là thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nhằm giảm thiểu khả năng mắc bệnh trong trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV. Vậy khi nào cần dùng thuốc PEP? Thuốc PEP giá bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc PEP?

Thuốc PEP là gì?

Trước khi tìm hiểu xem thuốc PEP giá bao nhiêu, chúng ta phải hiểu thuốc PEP là gì? Thuốc PEP hiểu đơn giản là thuốc giúp phòng ngừa sau khi tiếp xúc với virus HIV. Thuốc này làm cho virus không tăng sinh số lượng, giảm số lượng virus trong cơ thể, từ đó ngăn virus xâm nhập, phá hủy các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, thuốc PEP còn có tác dụng tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài.

Thuốc PEP, viết tắt của cụm từ Post-Exposure Prophylaxis Thuốc PEP là Post-Exposure Prophylaxis

Thuốc PEP phải được dùng trong vòng 72 giờ sau khi nghi ngờ phơi nhiễm, nhưng theo giới chuyên gia, bạn nên dùng thuốc PEP càng sớm càng tốt. Vậy nên nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị nhiễm HIV, bạn nên lập tức đến ngay Trung tâm y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS hoặc các phòng khám để xét nghiệm HIV và dùng thuốc kịp thời.

Đối tượng nào nên sử dụng thuốc PEP?

Đây có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm hiểu về thuốc PEP giá bao nhiêu? Theo giới chuyên gia, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh dù chỉ một lần duy nhất trong các trường hợp sau đây cũng nên điều trị bằng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm:

  • Nhân viên y tế thăm khám, phẫu thuật, chăm sóc, vệ sinh cho người nhiễm HIV vô tình tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân.
  • Quan hệ tình dục bằng hậu môn hoặc âm đạo mà không dùng các biện pháp bảo vệ, bao cao su bị thủng, bị tấn công tình dục.
  • Dùng chung kim tiêm với người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung các loại kim châm cứu, xăm trổ, dụng cụ xăm lông mi, lưỡi dao cạo với người nghi ngờ có nhiễm HIV.
  • Dùng thuốc PEP ngay khi bị máu, chất dịch của người nhiễm HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương hay niêm mạc như: Mắt, mũi, hầu họng.
  • Bị người khác dùng vật nhọn hay kim tiêm đâm vào.

Tác dụng phụ của thuốc PEP

Trước khi giải đáp thắc mắc thuốc PEP giá bao nhiêu, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc PEP. Thuốc PEP tuy được đánh giá là khá an toàn nhưng khi phối hợp chung trong phác đồ điều trị cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn, ói mửa: Thường xảy ra khi dùng các thuốc như: Stavudine (d4T), Tenofovir (TDF), Zidovudine (ZDV), Didanosine (ddI), Abacavir (ABC),…
  • Phát ban, nổi mẩn ngứa khi dùng Lamivudine (3TC), ddI, ABC,… 
  • Đau đầu, chóng mặt là tác dụng phụ thường thấy nhất khi dùng thuốc PEP như ZDV, 3TC, Indinavir (IDV),… Phản ứng này xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 1 – 2 giờ và có thể kéo dài đến hôm sau. Tình trạng này có thể khắc phục bằng việc uống Paracetamol.
Đau đầu, chóng mặt là tác dụng phụ thường thấy nhất khi dùng thuốc PEP Đau đầu, chóng mặt là tác dụng phụ thường thấy nhất khi dùng thuốc PEP
  • Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến trong phác đồ có chứa Tenofovir (TDF), Saquinavir (SQV), Lopinavir (LPV). Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần chú ý bù nước và điện giải.
  • Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi có thể xuất hiện khi người dùng điều trị bằng thuốc PEP. Cách hạn chế là nên dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ ngủ ngon hơn.
  • Các thuốc như Nevirapine (NVP) hoặc Zidovudine (ZDV) rất độc với gan và có thể làm tăng men gan nên người dùng cần lưu ý.

Thuốc PEP giá bao nhiêu? 

Thuốc PEP giá bao nhiêu và mua ở đâu là mối quan tâm của nhiều người khi tìm hiểu về loại thuốc này. Theo thông tin hiện tại thì chỉ các trường hợp phơi nhiễm HIV khi thực hiện nhiệm vụ mới được điều trị miễn phí. Các trường hợp phơi nhiễm ngoài cộng đồng phải mua thuốc, giá sẽ dao động tùy vào hãng sản xuất cũng như tùy vào tình hình thị trường (thông thường sẽ rơi vào khoảng 800.000 đến gần 2 triệu đồng/hộp thuốc).

Thuốc PEP giá bao nhiêu? Thuốc PEP giá bao nhiêu?

Bạn có thể tìm mua dạng thuốc này ở các bệnh viện tuyến trung ương, các phòng khám chuyên điều trị và phòng chống phơi nhiễm HIV hoặc tại các hệ thống nhà thuốc lớn.

Những điều cần lưu ý khi dùng PEP

Khi đã biết được thuốc PEP giá bao nhiêu, bạn cũng cần lưu ý 1 số điều như sau khi dùng thuốc PEP:

Không tự ý mua thuốc về dùng

Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng phơi nhiễm HIV thì tuyệt đối không tự mua thuốc về dùng. Bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được xét nghiệm HIV và tư vấn.

Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều quy định

Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh nhân có tuân thủ việc dùng thuốc đúng hướng dẫn hay không. Theo đó nếu bạn được kê uống loại thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ, còn các thuốc uống 1 lần/ngày thì phải uống cách nhau 24h. Vì vậy, bạn nên hẹn giờ uống thuốc hàng ngày để không quên.

Nếu không may bạn quên uống thuốc thì khi nhớ ra phải uống ngay lập tức. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng cách liều tiếp theo ít nhất là 4h.  Trường hợp quên từ 2 – 3 ngày thì khi nhớ ra, bạn cũng cần uống luôn, nhưng bạn chỉ uống 1 viên chứ không phải uống bù cho các liều đã quên. Các liều tiếp theo phải uống tuân thủ đúng giờ và đủ 28 ngày.

Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác

Khi đang điều trị PEP không có nghĩa là bạn đã an toàn. Vì vậy, bạn vẫn cần sử dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho người khác, chẳng hạn như không quan hệ tình dục hoặc nếu có phải dùng bao cao su, không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu và dịch tiết của bạn như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…

Bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu về thuốc PEP là gì, ai nên dùng cũng như thuốc PEP giá bao nhiêu và những điều cần lưu ý. Nếu nghi ngờ mình có khả năng nhiễm HIV thì cần đến ngay bệnh viện, trung tâm y tế để được xét nghiệm và tư vấn dùng thuốc hiệu quả.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin