Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài dạng lỏng, thường gây ra do nhiễm trùng dạ dày với nhiều tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus và kí sinh trùng… Tất cả những dạng tiêu chảy này rất dễ lây lan về lây qua đường nào bạn đã biết chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ em đi phân lỏng hoặc phân nước từ 3 lần mỗi ngày. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 1 tháng trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tiêu chảy kéo dài trong một thời gian ngắn hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh tương đối phổ biến ở trẻ, thường chỉ kéo dài vài ngày và sẽ tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp có thể bởi thực phẩm sử dụng kém vệ sinh hoặc nguồn nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc trẻ em bị nhiễm virus.
Những trẻ em sống trong gia đình gồm nhiều thành viên, có điều kiện vệ sinh kém, trình độ học vấn của ba mẹ và những người xung quanh thấp tương đối, trẻ bị còi xương, thiếu chất và suy dinh dưỡng, trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời… đều thuốc nhóm có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy rất cao.
Tiêu chảy là bệnh có khả năng lây lan, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy do virus Rota hoặc vi khuẩn tả, vi khuẩn E.Coli… thì rất dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp điều trị và ngăn chặn kịp thời. Vậy tiêu chảy lây qua đường nào bạn đã biết chưa?
Virus Rota ưa tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn và đồ dùng nhiễm khuẩn… Chúng xâm nhập chủ yếu vào cơ thể người bệnh qua hệ thống tiêu hóa, một số ít thông qua đường hô hấp. Khi trẻ có tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó cho tay vào miệng, khi đó rất dễ bị lây bệnh.
Trong một số trường hợp, bệnh tiêu chảy có thể lây từ người này sang người khác qua đường miệng hoặc người có tiếp xúc hoặc tiếp xúc với phân, tã bẩn, chất thải của người bị nhiễm bệnh… đều sẽ bị tiêu chảy. Phân của người mang virus khi được giải phóng ra môi trường bên ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh trên cơ thể người mới. Thời gian ủ bệnh tiêu chảy trung bình từ 2 – 3 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể người mới.
Khi bị tiêu chảy, có nghĩa đó là cách mà cơ thể loại bỏ vi trùng ra bên ngoài và hầu hết các đợt bệnh kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Bị tiêu chảy sẽ có kèm theo sốt, chuột rút, buồn nôn, nôn và mất nước. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy cụ thể như sau:
Bị mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh này ở trẻ em. Nếu tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, tuy nhiên nếu tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi mất nước nhiều hoặc quá lâu do tiêu chảy, sức khỏe rất nguy hiểm do có thể gây co giật, tổn thương não và thậm chí tử vong. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các triệu chứng sau đây:
Dưới đây là những cách giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy mà bạn đọc có thể tham khảo:
Khi khám bệnh: Bác sĩ có thể sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật và những triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Một số xét nghiệm mà bác sĩ có khả năng chỉ định cho trẻ như sau:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.