Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tim đập nhanh khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh lý tim mạch đáng lo ngại hay chỉ đơn giản là do căng thẳng gây ra? Muốn hiểu rõ vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết sau đây!
Tim đập nhanh khi ngủ là bệnh lý xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là những người có tiền sử huyết áp, tim mạch. Vậy tim đập nhanh khi đang ngủ có nguy hiểm không và giải pháp điều trị là gì?
Tim đập nhanh khi ngủ thường xảy ra khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Những biểu hiện thường thấy của bệnh bao gồm:
Sẽ là rất nguy hiểm nếu tình trạng tim đập nhanh khi đang ngủ có nguyên nhân từ các bệnh lý như rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất, rung nhĩ), suy tim, bệnh mạch vành, cường giáp… Khi đó việc điều trị sớm sẽ là rất quan trọng.
Nguyên nhân là bởi các triệu chứng nghiêm trọng như tim đập không đều, bỏ nhịp, đập quá mạnh, quá nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng, đau ngực, khó thở… sẽ liên tục xuất hiện và khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu là ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
Đồng thời các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như huyết khối, đột quỵ, suy tim sẽ có tỉ lệ xuất hiện cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, mất ngủ liên tục cũng như gây giảm trí nhớ cũng là một tác hại khi hiện tượng tim đập nhanh khi đang ngủ kéo dài liên tục.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh khi đang ngủ, trong đó một số trường hợp chỉ là những phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi có tác động từ yếu tố bên ngoài như:
Thế nhưng nếu tim đập nhanh khi đang ngủ kéo dài khoảng 3-6 tháng, đây lại là dấu hiệu cảnh báo “trái tim” của bạn đang gặp vấn đề.
Ngoài các bệnh tim mạch kể trên, bạn cũng có thể đã bị nhịp tim nhanh khi ngủ nếu đang trong thời gian bị tiền mãn kinh, mắc các bệnh cường giáp hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là một cách hiệu quả để có thể giảm tình trạng tim đập nhanh khi đang ngủ.
Tuy nhiên để có thể giữ nhịp tim ổn định thì những thói quen sống lành mạnh và các giải pháp hỗ trợ ổn định hệ thần kinh tim khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Những giải pháp này sẽ giúp việc điều trị thuận lợi hơn cũng như có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc Tây.
Trên đây là các thông tin về bệnh lý tim đập nhanh khi ngủ mà chúng tôi đã đem tới cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với những bạn đang có triệu chứng bệnh.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.