Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Glocom chính là một căn bệnh về mắt rất phổ biến, nếu không được can thiệp điều trị, bệnh có thể gây mất thị lực rất nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi mổ glocom, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng. Vậy, biến chứng sau mổ glocom là gì?
Có một số bệnh lý không phải cứ phẫu thuật xong là bệnh sẽ có thể khỏi hẳn, glocom là một trong số đó. Chính vì thế, việc nhận biết và theo dõi, đề phòng một số biến chứng sau mổ glocom là việc rất quan trọng và cần thiết.
Bệnh glocom hay còn được dân gian gọi là bệnh “Thiên đầu thống” là một tình trạng tổn thương đầu dây thần kinh thị giác mà nguyên nhân là do áp lực trong nhãn cầu bị tăng cao (nhãn áp). Trước đây khi y học còn chưa phát triển, người mắc bệnh glocom phải đối mặt với nguy cơ bị mù lòa rất cao.
Thế nhưng ngày nay, với sự tiến bộ của y học và người dân đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Một khi có dấu hiệu của bệnh glocom, các bác sĩ sẽ thăm khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời, giúp cho bệnh nhân mắc bệnh glocom có thể tránh được biến chứng nguy hiểm nhất đó chính là mù lòa.
Bệnh glocom có thể điều trị bằng thuốc, tiến hành phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Vì glocom là bệnh tiến triển âm thầm, nên phần lớn những bệnh nhân ở Việt Nam đến thăm khám thường đã ở những giai đoạn nặng và cần can thiệp phẫu thuật để cứu chữa.
Tuy nhiên, không phải cứ phẫu thuật là bệnh có thể khỏi hoàn toàn, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào và gây ra những biến chứng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, việc theo dõi sức khỏe và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật glocom là việc rất quan trọng, không thể bỏ qua.
Sau khi thực hiện phẫu thuật xong, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau mổ glocom tiềm ẩn. Phổ biến nhất là sưng, nổi mụn quanh vùng mổ và xuất huyết bên trong mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị viêm nhiễm, tổn thương hắc mạc, viêm nhiễm màng bồ đào. Trong số đó, nguy hiểm nhất là sự lan tỏa của glocom ác tính và nhiễm khuẩn gây viêm mủ nội nhãn.
Để tránh được những biến chứng sau mổ glocom, không còn cách nào khác là bệnh nhân cần tuyệt đối chú ý đến sức khỏe của mắt trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật. Cụ thể hơn, cần tuân thủ chế độ sử dụng thuốc, kiểm tra thị lực từ các bác sĩ. Và lưu ý, nếu bệnh nhân cảm thấy mắt đau nhức hoặc mờ, không nhìn rõ, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám ngay lập tức.
Quan trọng nhất, người bệnh cần nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh. Thường xuyên thăm khám định kỳ sau phẫu thuật glocom sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Ngoài những biến chứng nguy hiểm đã được đề cập phần trên, một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật glocom, bao gồm:
Mục tiêu của việc phẫu thuật, điều trị glocom đó chính là duy trì chức năng thị giác cho người bệnh. Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp đều có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau phẫu thuật. Vẫn có rất nhiều các trường hợp bệnh vẫn tiếp tục tiến triển và gây tổn hại cho mắt, dẫn đến mất thị lực ngay cả sau nhiều lần người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm sau mổ gây suy giảm thị lực, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của các bác sĩ chuyên khoa và đi khám ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường. Tùy theo từng trường hợp, thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ hẹn khám sớm, khám muộn hoặc khám thường xuyên.
Bệnh nhân khi tái khám sẽ được đánh giá các chức năng thị giác bao gồm thị lực, nhãn áp, thị trường, các tổn thương thực thể. Trong số đó, quan trọng nhất là đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh quanh gai thị.
Ngoài thực hiện thăm khám lâm sàng, người bệnh cũng có thể được chỉ định để làm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp ảnh đáy mắt, đo thị trường, chụp cắt lớp võng mạc,... Những kết quả đánh giá sẽ được các bác sĩ lưu lại để theo dõi cho những lần khám sau.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được kiểm tra và tiến hành điều trị các bệnh lý toàn thân có liên quan, giúp hạn chế gây ảnh hưởng tới mắt và quá trình hồi phục sau phẫu thuật glocom.
Như vậy, hy vọng với những thông tin đã được đề cập trong bài viết, bạn đọc sẽ chú ý đề phòng biến chứng sau mổ glocom một cách tốt hơn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia để được giải đáp một cách chính xác.
Xem thêm: Bệnh glôcôm kiêng ăn gì để kiểm soát tình trạng tốt hơn?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.