Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm hiện nay

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn nhịp tim chậm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến chóng mặt,hoa mắt, choáng váng…, trường hợp nặng có thể dẫn đến ngất xỉu, thậm chí tử vong do lượng máu cung cấp lên não không đủ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm trong bài viết dưới đây nhé.

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh vì nó liên quan đến nhiều hệ cơ quan khác nhau. Rối loạn nhịp tim, bao gồm rối loạn nhịp tim chậm và rối loạn nhịp tim nhanh, cần được phát hiện sớm và điều trị thích hợp.

Rối loạn nhịp tim chậm là gì?

Chứng rối loạn nhịp tim là tình trạng liên quan đến sự rối loạn điện học trong tim khiến tim đập không đều, nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường hoặc có thể cả hai trường hợp đều xảy ra. Khi nhịp tim bị rối loạn, hệ thống tuần hoàn khắp cơ thể bị ảnh hưởng, lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan như phổi, thận, não không đủ khiến các cơ quan này bị suy yếu.

tim-hieu-cac-loai-thuoc-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-cham-hien-nay 1.jpg
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ngoài ra, rối loạn nhịp tim có thể khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể chậm lại, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, nguy cơ tử vong cao.

Đối với người lớn, nhịp tim bình thường là 60-100 nhịp/phút. Nếu bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh, nhịp tim sẽ tăng lên trên 100 nhịp/phút, trong khi ở bệnh nhân nhịp tim chậm, nhịp tim rất thấp, khoảng dưới 40 nhịp/phút.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim chậm và có thể là:

  • Người có tiền sử bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim…
  • Người bị dị tật bẩm sinh và khiếm khuyết ở tim.
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Mọi người có thói quen hút thuốc nhiều và uống rượu nhiều.
  • Các loại thuốc cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm.

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của rối loạn nhịp tim chậm là hồi hộp, đau ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở và có thể ngất xỉu. Khi người bệnh gặp phải tình trạng nhịp tim chậm, các triệu chứng lâm sàng ít điển hình hơn, thường gặp nhất là các dấu hiệu thiếu máu não như động kinh, chóng mặt...

Các dạng lâm sàng của chứng rối loạn nhịp tim chậm bao gồm:

  • Nhịp chậm xoang.
  • Ngưng xoang.
  • Block xoang nhĩ độ I.
  • Block xoang nhĩ độ II.
  • Block xoang nhĩ độ III.
  • Block nhĩ thất độ I.
  • Block nhĩ thất độ II.
  • Block nhĩ thất độ III.
  • Block nhĩ thất cao độ.
  • Block nhánh xen kẽ.
  • Rung nhĩ đáp ứng thất chậm.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim chậm

Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhịp tim chậm, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, tìm kiếm các triệu chứng và thực hiện các thăm khám, xét nghiệm. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mạch của bệnh nhân và lắng nghe nhịp tim của bệnh nhân.

Để hiểu được hoạt động điện cơ bản của tim bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm điện tâm đồ (ECG). Tuy nhiên, đo ECG chỉ có thể ghi lại hoạt động điện của tim trong một khoảng thời gian ngắn. Để theo dõi nhịp tim của bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn như một hoặc nhiều ngày, các bác sĩ chỉ định đo điện tim liên tục trong một khoảng thời gian dài (Holter ECG ).

tim-hieu-cac-loai-thuoc-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-cham-hien-nay 2.jpg
Thực hiện điện tâm đồ (ECG) giúp hiểu được hoạt động điện cơ bản của tim bệnh nhân

Khi bệnh nhân đeo Holter ECG, họ vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống bình thường. Khuyến cáo người bệnh nên ghi lại các triệu chứng xảy ra trong quá trình khám Holter ECG để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau khi bác sĩ xác định bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm lâm sàng bổ sung để tìm ra nguyên nhân, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm tim.
  • Đo nồng độ thuốc làm ảnh hưởng đến nhịp tim (nếu có).
  • Tiến hành khảo sát điện sinh lý để đánh giá khả năng hoạt động của nút xoang, đường dẫn truyền…

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Điều trị bằng phương pháp nội khoa rối loạn nhịp tim chậm có thể bao gồm các loại thuốc sau:

  • Atropin: Đây là thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh Acetylcholin ở thụ thể M2 của cơ tim, từ đó ức chế hoạt động phó giao cảm. Thuốc này chống chỉ định ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Glaucoma hoặc u xơ tiền liệt tuyến.
  • Isoproterenol: Đây là nhóm thuốc kích thích giao cảm không chọn lọc, không nên sử dụng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực tiến triển.
  • Epinephrine: Đây là một nhóm thuốc kích thích giao cảm.
  • Dopamine: Đây là nhóm thuốc kích thích thụ thể beta1 và alpha của hệ giao cảm.
  • Xanthine oxidase: Thích hợp cho bệnh nhân nhịp chậm xoang và suy nút xoang nhẹ.

Ngoài thuốc, bệnh nhân có thể được đặt máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu không tìm được nguyên nhân hoặc bệnh nhân không đáp ứng với thuốc.

tim-hieu-cac-loai-thuoc-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-cham-hien-nay 3.jpg
Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc có thể được đặt máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn

Cách chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm

Để đưa nhịp tim trở lại mức bình thường, bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm cần chú ý kết hợp các biện pháp được khuyến cáo, bên cạnh việc tái khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ tim mạch.

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có lợi cho tim như rau xanh, cá hồi…, hạn chế các nguồn mỡ động vật, các nguồn nhiều cholesterol như trứng, sữa béo…
  • Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục và tham gia các bài tập phù hợp.
  • Hãy chú ý cân bằng công việc cũng như cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng, áp lực.
  • Ngoài ra, việc sàng lọc sớm bệnh tim mạch cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và có biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng nghiêm trọng.

Rối loạn nhịp tim chậm là một dạng rối loạn nhịp tim thường có triệu chứng lâm sàng khá nghèo nàn và cần có sự hỗ trợ của các phương tiện hỗ trợ lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn. Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm cần phải được bác sĩ tim mạch chỉ định, người bệnh phải phối hợp đúng liều lượng và thời gian do bác sĩ chỉ định để nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem thêm: Rung nhĩ gây ảnh hưởng đến nhịp xoang của cơ thể như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm