Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật lồng ngực

Ngày 26/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Với các bệnh nhân mắc các bệnh lý ở vùng lồng ngực, phẫu thuật lồng ngực là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy phẫu thuật lồng ngực có những loại nào? Được chỉ định khi nào? Thủ thuật ra sao? Có nguy cơ biến chứng gì?

Lồng ngực là nơi có những cơ quan quan trọng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Các bệnh lý xảy ra ở vùng lồng ngực đều là bệnh lý liên quan đến các cơ quan này. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các phương pháp phẫu thuật lồng ngực phổ biến hiện nay.

Phẫu thuật lồng ngực là gì?

Lồng ngực nằm ở phần trên cơ thể, là nơi có chứa những cơ quan quan trọng nhất của hệ thống tuần hoàn và hệ hô hấp như tim, phổi, trung thất,… Các hệ cơ quan này đảm nhận những chức năng sống chính của cơ thể nên vô cùng quan trọng. Lồng ngực không chỉ là nơi chứa mà còn có tác dụng bảo vệ các hệ cơ quan này.

Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật lồng ngực 1
Lồng ngực chứa những cơ quan quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể

Các bệnh lý vùng lồng ngực chủ yếu là các bệnh lý liên quan đến tim mạch, hệ hô hấp, phổi, trung thất, các trường hợp chấn thương vùng lồng ngực như chấn thương ngực kín do tai nạn, ẩu đả. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc mê cũng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp trong lồng ngực và bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật mở lồng ngực có phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Ngay dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về cả 2 phương pháp phẫu thuật vùng lồng ngực này.

Phẫu thuật mở lồng ngực

Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật mở lồng ngực

Mở mổ lồng ngực thường được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Bệnh nhân cần phải cắt bỏ thùy phổi, cắt phổi: Hai lá phổi được chia thành các thùy phổi bởi màng phổi ở dạng khe nứt. Lá phổi bên phải có 3 thùy và lá phổi bên trái có 2 thùy.
  • Trong một số trường hợp như viêm phổi thùy, ung thư phổi,... bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một trong các thùy phổi. Cắt phổi là phương pháp điều trị phổ biến đối với người bị ung thư phổi.

Phương pháp phẫu thuật này chống chỉ định với trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp tính, bị rối loạn đông máu hoặc có một, thậm chí nhiều hơn một cơ quan nào đó đang bị suy giảm chức năng hay chức năng không ổn định.

Thủ thuật thực hiện phẫu thuật mở lồng ngực

Phẫu thuật mở lồng ngực theo phương pháp mổ mở sử dụng phương pháp tiếp cận cơ bản như sau:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành mở ngực trước hoặc mở bên giới hạn với 1 vết rạch ở khoang liên sườn dài khoảng 6 - 8cm. Thông qua vết mổ này, bác sĩ sẽ tiếp cận các cấu trúc phía trước.
  • Bác sĩ cũng có thể tiến hành mổ mở lồng ngực sau - bên để dễ dàng tiếp cận toàn bộ phổi, trung thất, rốn phổi, màng phổi,…
  • Mở đường giữa ức bằng cắt rạch xương ức sẽ được tiến hành khi bác sĩ phẫu thuật cần tiếp cận cả 2 phổi, ví dụ như khi cần thực hiện phẫu thuật cắt thùy phổi.
  • Phẫu thuật mở lồng ngực giới hạn hay sinh thiết phổi mở cần có ống dẫn lưu trong 1 - 2 ngày.
Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật lồng ngực 2
Phẫu thuật lồng ngực tiếp cận theo các phương pháp khác nhau tùy trường hợp

Biến chứng phẫu thuật mở lồng ngực

Có thể nói, phẫu thuật mở lồng ngực có nguy cơ biến chứng cao hơn do gây mê toàn thân, chấn thương trong phẫu thuật,… Thời gian nằm viện khi mổ mở cũng dài hơn, quá trình phục hồi thường lâu hơn và bệnh nhân cũng sẽ phải trải qua cảm giác đau sau phẫu thuật nhiều hơn.

Những nguy cơ biến chứng cao nhất thường là: Xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ, tụ dịch vết mổ nhiễm trùng máu sau phẫu thuật, có lỗ rò phế quản màng phổi, dị ứng thuốc gây mê, tràn khí màng phổi,… Với phương pháp mổ mở lồng ngực, tỷ lệ tử vong dao động từ 0,5 đến 1,8%.

Phẫu thuật lồng ngực nội soi

Phương pháp phẫu thuật lồng ngực nội soi hay phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ (tên tiếng Anh là Video assisted Thoracic surgery) là một phương pháp phẫu thuật có sự hỗ trợ của dụng cụ nội soi và màn hình video chuyên nghiệp. Đường rạch ở lồng ngực tối thiểu có độ dài từ 4 - 6cm.

Đây là phương pháp có đường rạch trên da nhỏ, không làm hoặc ít làm banh xương sườn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ít đau hơn, phục hồi nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn giúp tiết kiệm chi phí. Vì đường rạch nhỏ hơn nên bệnh nhân cũng không cần lo lắng vết rạch dài và mất thẩm mỹ.

Phẫu thuật nội soi lồng ngực thường được chỉ định để:

  • Phá bỏ vách trong viêm mủ màng phổi.
  • Đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi dịch tiết và các tổn thương màng phổi, tổn thương phổi khác,… khi các xét nghiệm không xâm lấn khác không giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
  • Cần độ chính xác trong chẩn đoán lao phổi hay các bệnh ác tính từ 95%.
Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật lồng ngực 3
Phẫu thuật nội soi được cho là ít biến chứng hơn phẫu thuật mở lồng ngực

Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực

Phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về phổi (tràn dịch màng phổi, cắt thùy phổi do kén phổi lớn, giãn phế quản,…) và bệnh lý về trung thất (khối u ở trung thất, hạch ở trung thất có chỉ định cắt, nang trung thất,…). Đây cũng là phương pháp dùng để lấy mẫu sinh thiết màng phổi hay phổi, lấy bỏ khối u phổi, lấy bỏ hạch bạch huyết,…

Phẫu thuật này chống chỉ định tuyệt đối là dày dính khoang màng phổi. Sinh thiết qua phẫu thuật nội soi lồng ngực chống chỉ định ở người bệnh ung thư có tình trạng tăng áp phổi, tăng sinh mạch máu mức độ cao, bóng kén khí lớn ở phổi,…

Thủ thuật thực hiện phẫu thuật lồng ngực có nội soi

Phẫu thuật này cần được thực hiện bởi các bác sĩ ngoại khoa lồng ngực. Sẽ có một trocar được đặt ở khoang liên sườn qua vết rạch da. Ống nội soi sẽ được đưa vào qua đây. Các đường rạch khác cho phép đưa dụng cụ trợ giúp và camera vào bên trong người bệnh để hỗ trợ bác sĩ thực hiện thủ thuật. Sau khi cuộc phẫu thuật thực hiện xong, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu ngực cho người bệnh trong 1 - 2 ngày.

Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật lồng ngực 4
Bệnh nhân được theo dõi sau phẫu thuật lồng ngực

Biến chứng của phẫu thuật lồng ngực nội soi

Phẫu thuật lồng ngực nội soi có thể tiềm ẩn biến chứng tràn khí dưới da (chiếm tỷ lệ 2%), tràn khí màng phổi (chiếm tỷ lệ 2%), sốt sau phẫu thuật (chiếm tỷ lệ 16%). Những biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp có thể kể đến như: Xuất huyết sau phẫu thuật, tắc mạch khí, thủng nhu mô phổi, biến chứng do gây mê toàn thân,...

Phẫu thuật lồng ngực là một phẫu thuật phức tạp cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Bệnh nhân cần tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ trước, trong và sau phẫu thuật để đảm bảo cuộc phẫu thuật thành công, hạn chế nguy cơ biến chứng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin