Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Ngày 28/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Triệu chứng thường gặp của bệnh là khiến cho người mắc phải đau vùng thượng vị. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng và những triệu chứng của bệnh qua bài viết sau nhé!

Ở giai đoạn sớm, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa trị được khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đây là căn bệnh gây ra các tổn thương loét và viêm ở trên phần niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Các tổn thương này là do lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn, từ đó khiến cho lớp thành dạ dày hoặc thành ruột bị lộ ra. Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh có đến 95% là bị các vết loét ở tá tràng, 60% là ở dạ dày và 25% là vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày.

Tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng 1
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày và loét tá tràng thường xảy ra khi trạng thái cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và cơ chế bảo vệ bị phá hủy. Trong đó:

  • Các yếu tố phá hủy bao gồm có NSAIDs, nhiễm vi khuẩn H.pylori, uống rượu bia, muối mật, acid và pepsin,... Những yếu tố này khiến cho khả năng bảo vệ niêm mạc bị thay đổi, lúc này cho phép những ion H+ khuếch tán ngược và làm tổn thương tới tế bào biểu mô.
  • Các cơ chế bảo vệ sẽ bao gồm có sự liên kết chặt chẽ giữa những tế bào với nhau, chất nhầy của niêm mạc dạ dày, dòng máu đến dạ dày tá tràng, quá trình phục hồi tế bào và tình trạng tái sinh biểu mô.

Chính vì vậy mà có rất nhiều nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng, đa số nhất là những yếu tố như sau:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc người bệnh lạm dụng bia, rượu, cà phê, thuốc lá hay ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, ăn vội vàng, ăn không đúng bữa, nhai thức ăn không kỹ,... đều là những yếu tố hàng đầu tác động và dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học: Việc không ngủ đủ giấc, thức khuya cũng khiến cho chúng ta dễ mắc phải tình trạng loét dạ dày và tá tràng.
  • Lạm dụng nhiều thuốc Tây và hóa chất: Việc uống nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng đều có thể gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày và tá tràng. Từ đó dễ dẫn tới bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng hơn.
  • Nhiễm vi khuẩn HP: Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, chúng ta cũng rất dễ bị các tổn thương nặng nề ở trong dạ dày và tá tràng.
  • Do mắc phải một số bệnh lý: Những bệnh lý có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như xơ gan, tiểu đường, hạ đường huyết,...

Ngoài ra cũng có thể do một số yếu tố khác như bị căng thẳng thần kinh, sợ hãi kéo dài lâu ngày làm áp lực cho dạ dày và tá tràng. Từ đó khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.

Tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng 2
Một số yếu tố gây loét dạ dày có thể kể đến như ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt không khoa học,...

Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên với những ai thường sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... hoặc người lớn tuổi có tiền sử đã bị nhiễm vi khuẩn HP, người bị hội chứng zollinger-ellison, người bệnh ung thư đang phải xạ trị và hóa trị,... thì sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, chúng ta có thể gặp những biểu hiện như sau:

  • Đau âm ỉ và nóng rát ở vùng thượng vị. Triệu chứng này là một triệu chứng thường gặp nhất trong các ca bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng. Thường thì dấu hiệu đau thượng vị sẽ diễn ra ngay sau khi người bệnh ăn uống đối với loét dạ dày và 2 đến 3 tiếng sau ăn đối với loét tá tràng. Người bệnh sẽ càng đau nhiều hơn vào ban đêm và gần sáng bởi dạ dày vẫn còn co bóp, tiết dịch vị khi thức ăn đã được tiêu hóa hết làm kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, và căng bụng. Đồng thời cũng khó tiêu hóa các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Người bệnh tiết nhiều nước bọt, khó chịu vùng ngực và ợ nóng.
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn, khi nôn xong thì sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Có thể bị nôn ra máu hoặc đi ngoài có phân màu đen do bị chảy máu ổ loét. Đối với người bị đi ngoài có phân đen thì có thể bị theo từng đợt trong nhiều ngày hoặc một lần trong một ngày duy nhất.
  • Người bệnh có thể bị thiếu máu và cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khó thở.
Tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng 3
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể bị đau âm ỉ ở vùng thượng vị

Có thể thấy, việc sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học như thức khuya, không ngủ đủ giấc, bỏ ăn sáng, lười vận động, ăn khuya, sử dụng chất kích thích,... sẽ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là yếu tố dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, hãy thay đổi lối sống lành mạnh để bảo vệ cho sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng và từ đó có cách bảo vệ cho sức khỏe tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin