Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng như một phương pháp ngừa thai trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn chưa hiểu rõ về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp là như thế nào. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn trong những trường hợp quan hệ tình dục ngoài ý muốn, quên sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng sai các biện pháp tránh thai. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 3 ngày sau khi quan hệ tình dục (càng sớm càng tốt) có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mang thai. Trong bài viết hôm nay của Long Châu, chúng ta sẽ cùng phân tích về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp nhé.
Thuốc tránh thai khẩn cấp là loại thuốc dùng sau khi quan hệ tình dục mà không được bảo vệ. Những tình huống thường gặp bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, bị cưỡng hiếp hoặc khi các biện pháp ngừa thai khác không thành công.
Thành phần chính của thuốc ngừa thai khẩn cấp là hormone Progesterone với hàm lượng cao hơn nhằm ức chế quá trình rụng trứng và ngăn cản việc thụ thai.
Thuốc ngừa thai khẩn cấp là giải pháp cho những tình huống khẩn cấp có nguy cơ mang thai. Cụ thể ba nhóm đối tượng thường sử dụng thuốc này gồm:
Để tìm hiểu về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp thì chúng ta cùng xem có những loại thuốc nào nhé. Có 3 loại thuốc tránh thai khẩn cấp dạng viên, bao gồm cả những loại có thể mua không cần kê đơn và những loại cần kê đơn. Tùy vào nhãn hiệu và liều lượng, bạn có thể uống 1 viên hoặc 2 viên.
Cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp là hoạt động bằng cách sử dụng hormone hoặc các chất ngăn cản quá trình thụ thai. Các hormone này thường tương tự như những hormone có trong các loại thuốc tránh thai hàng ngày. Cơ chế chính của thuốc là trì hoãn quá trình phóng trứng hoặc rụng trứng. Nếu trứng đã được thụ tinh và cấy vào tử cung, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không còn hiệu quả. Do đó, nếu bạn đã mang thai, những viên thuốc này sẽ không có tác dụng.
Thuốc tránh thai khẩn cấp rất hiệu quả nhưng nên được sử dụng càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ tình dục. Hiệu quả của thuốc giảm dần theo thời gian, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa mang thai nếu được dùng trong vòng 72 giờ. Nếu được sử dụng trong khung thời gian này, khả năng mang thai chỉ còn khoảng 1% đến 2%.
Ở phần trên, chúng ta đã nắm được cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp tương tự như những tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm buồn nôn, kinh nguyệt không đều và cơ thể mệt mỏi. Những triệu chứng này thường nhẹ và tự hết mà không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc các triệu chứng kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu bạn nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, bạn nên uống lại một liều khác để đảm bảo hiệu quả của thuốc không bị giảm. Tránh sử dụng thuốc chống nôn thường xuyên trước khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai.
Thuốc tránh thai khẩn cấp không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai. Sau khi sử dụng thuốc, khả năng sinh sản của bạn sẽ trở lại bình thường mà không có sự chậm trễ nào. Bạn có thể tiếp tục kế hoạch sinh con trong các chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo mà không cần lo lắng về ảnh hưởng lâu dài từ thuốc tránh thai khẩn cấp.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ những thông tin quan trọng về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp và những lưu ý khi sử dụng thuốc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.