Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về kháng thể: Hiệu giá kháng thể là gì?

Ngày 20/06/2024
Kích thước chữ

Hệ miễn dịch - lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh - là một hệ thống phức tạp và tinh vi, bao gồm nhiều tế bào, protein và cơ chế hoạt động khác nhau. Trong đó, kháng thể đóng vai trò vô cùng quan trọng như những chiến binh dũng mãnh trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. Vậy, hiệu giá kháng thể là gì? Ý nghĩa của hiệu giá kháng thể đối với sức khỏe con người ra sao?

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Khi tiếp xúc với các tác nhân này, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt chúng. Hiệu giá kháng thể là một khái niệm quan trọng trong miễn dịch học, giúp đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể đối với một loại bệnh cụ thể. 

Tìm hiểu về kháng thể

Trước khi tìm hiểu xem hiệu giá kháng thể là gì thì chúng ta sẽ điểm qua đôi chút thông tin về kháng thể nhé!

Kháng thể là gì?

Khi có tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và kích hoạt sản sinh ra các protein đặc biệt gọi là kháng thể (antibody). Những "chiến binh" này đóng vai trò quan trọng trong việc vô hiệu hóa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi bị ốm. Khả năng sản xuất kháng thể mạnh mẽ chính là nền tảng cho hệ miễn dịch hiệu quả, giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Tìm hiểu về kháng thể: Hiệu giá kháng thể là gì? 1
Khi bị tác nhân gây hại tấn công, hệ miễn dịch sẽ sinh ra các protein đặc hiệu gọi là kháng thể

Cơ chế hình thành kháng thể

Quá trình hình thành kháng thể, "lá chắn" bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh, là một hành trình phức tạp bao gồm 3 giai đoạn chính.

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn cân bằng. Ở giai đoạn này các kháng nguyên cần phải có sự cân bằng giữa các mạch máu và ngoại mạch máu bằng cách khuếch tán. Quá trình ngày thường diễn ra nhanh chóng, kết thúc khi sự khuếch tán của kháng nguyên dừng lại.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa phân rã. Giai đoạn tiếp theo này, các tế bào và enzym của cơ thể bắt đầu chuyển hóa kháng nguyên. Khi đó, các đại thực bào và tế bào thực hiện bắt giữ các kháng nguyên. Giai đoạn này có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc vào sức mạnh của hệ miễn dịch từng cá nhân.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn loại bỏ miễn dịch. Ở giai đoạn này, sau khi kháng thể được tổng hợp, mỗi kháng thể đặc hiệu sẽ thực hiện nhiệm vụ kết hợp với kháng nguyên để tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Sau đó phức hợp này sẽ bị thực bào và thoái hóa, giải phóng kháng thể trở lại dòng máu.

Vai trò của kháng thể đối với cơ thể

Kháng thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ miễn dịch, là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Trong một phản ứng miễn dịch, kháng thể thể hiện vai trò chủ đạo với 3 chức năng chính:

Liên kết với kháng nguyên

Những Immunoglobulin trong cơ thể có khả năng giúp nhận diện các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể và nhờ các vùng biến đổi để gắn với protein đặc hiệu tương ứng. Trong phản ứng miễn dịch, các kháng thể sẽ gắn vào các kháng nguyên (virus, vi khuẩn, độc tố,...) với mục đích trung hòa độc tố và ngăn cản sự bám dính của những độc tố lên bề mặt của tế bào. Nhờ đó sẽ ngăn chặn được sự rối loạn do các độc tố này gây ra và hạn chế được một số bệnh do chúng gây ra.

Tìm hiểu về kháng thể: Hiệu giá kháng thể là gì? 2
Vai trò của kháng thể đối với cơ thể là gì?

Trường hợp một số vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta, chúng sẽ có thể bám vào bề mặt của tế bào rồi gây bệnh. Tùy thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh khác nhau mà hệ thống miễn dịch sẽ có các kháng thể đặc hiệu khác nhau:

  • Vi khuẩn: Các phân tử bám dính (adhesive) được vi khuẩn sử dụng để bám dính vào các tế bào của cơ thể chúng ta. Cơ thể chúng ta ngăn chặn chúng gắn vào trong tế bào đích bằng cách huy động những kháng thể kháng adhesive gắn vào các phân tử bám dính adhesive.
  • Virus: Chúng sẽ sử dụng những protein trên lớp vỏ ngoài của chúng để bám vào các tế bào trên cơ thể chúng ta. Khi đó, các kháng thể kháng protein capsid được cơ thể huy động để ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.

Hoạt hóa bổ thể

Hoạt hóa bổ thể là một trong những cơ chế quan trọng để bảo vệ cơ thể của kháng thể. Bổ thể được định nghĩa là tập hợp các protein huyết tương, khi được các kháng thể hoạt hóa thì sẽ có tác dụng tiêu diệt những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta:

  • Tạo điều kiện và hỗ trợ thúc đẩy quá trình thực bào.
  • Bổ thể có khả năng tạo lỗ thủng trên lớp vỏ của vi khuẩn, vô hiệu hóa và tiêu diệt chúng một cách hiệu quả.
  • Bổ thể giúp loại bỏ các phức hợp kháng thể - kháng nguyên đã hoàn thành nhiệm vụ, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng miễn dịch.

Huy động những tế bào miễn dịch

Ngay sau khi liên kết với kháng nguyên đặc hiệu tại đầu biến đổi, các kháng nguyên sẽ di chuyển đến đầu định và gắn kết với các tế bào miễn dịch trong hệ thống miễn dịch. Khả năng liên kết này có thể xảy ra giữa một kháng nguyên với một vi khuẩn và một đại thực bào hoặc một tế bào bạch cầu. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của hiện tượng thực bào - quá trình tiêu diệt, phá hủy hoặc vô hiệu hóa các độc tố vi khuẩn hay tế bào ung thư đã gắn kết với kháng nguyên.

Hiệu giá kháng thể là gì?

Hiệu giá kháng thể là một loại xét nghiệm máu xác định sự hiện diện và mức độ (hiệu giá) của kháng thể trong máu. Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem có phản ứng miễn dịch nào được kích hoạt bởi những tác nhân bên ngoài (kháng nguyên) trong cơ thể hay không.

Tìm hiểu về kháng thể: Hiệu giá kháng thể là gì? 3
Hiệu giá kháng thể là gì là thắc mắc của nhiều người bệnh

Mục đích hiệu giá kháng thể là gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu hiệu giá kháng thể là gì, thì mục đích hiệu giá kháng thể là gì cũng được nhiều người quan tâm.

Kháng thể, hay globulin miễn dịch, là các protein chuyên biệt được hệ thống miễn dịch tạo ra để xác định và tiêu diệt những tác nhân từ bên ngoài, chẳng hạn như vi khuẩn và virus. Xét nghiệm hiệu giá kháng thể trong máu được thực hiện để xác định sự hiện diện (định tính) và số lượng (định lượng) của kháng thể trong máu.

Cụ thể, mục đích thực hiện xét nghiệm hiệu giá kháng thể là:

  • Đánh giá mức độ bệnh tự miễn: Ở những người mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, xét nghiệm hiệu giá kháng thể có thể giúp theo dõi mức độ hoạt động của bệnh và hiệu quả của việc điều trị.
  • Theo dõi đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng: Xét nghiệm này giúp đánh giá xem cơ thể có tạo ra đủ kháng thể sau khi tiêm phòng hay không và có cần tiêm nhắc lại hay không.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc miễn dịch: Trong một số trường hợp, xét nghiệm hiệu giá kháng thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của các liệu pháp miễn dịch, chẳng hạn như liệu pháp tế bào CAR-T.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm hiệu giá kháng thể

Khi phân tích kết quả xét nghiệm hiệu giá kháng thể, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Giá trị hiệu giá cao không đồng nghĩa với nhiễm trùng nặng: Mức độ hiệu giá cao không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Có trường hợp hiệu giá cao nhưng bệnh nhân lại không bị nhiễm trùng, hoặc chỉ bị nhiễm trùng nhẹ.
  • Hiệu giá thấp không đồng nghĩa với không nhiễm trùng: Ngược lại, hiệu giá thấp cũng không đồng nghĩa với việc không bị nhiễm trùng. Một số trường hợp, hiệu giá thấp có thể do cơ thể đã tiêu diệt hiệu quả mầm bệnh, hoặc do kháng thể đã liên kết với kháng nguyên, không còn dạng tự do trong máu để xét nghiệm phát hiện.
  • Hạn chế của xét nghiệm hiệu giá kháng thể: Xét nghiệm hiệu giá kháng thể chỉ phát hiện kháng thể tự do trong máu, không thể phát hiện các kháng thể đã liên kết với kháng nguyên. Do đó, kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm trùng nặng, dẫn đến kết quả âm tính hoặc hiệu giá thấp.
Tìm hiểu về kháng thể: Hiệu giá kháng thể là gì? 4
Hiệu giá kháng thể chỉ phát hiện được kháng thể tự do trong máu

Như vậy bài viết về kháng thể và hiệu giá kháng thể đã khép lại. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn kháng thể và hiệu giá kháng thể là gì. Việc kết hợp xét nghiệm hiệu giá kháng thể với các xét nghiệm chẩn đoán khác và đánh giá lâm sàng sẽ giúp đưa ra kết luận chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin