Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cho các bậc phụ huynh

Ngày 28/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi bé lên 2, đa số các bé về cơ bản đã có thể nói chuyện được, những câu nói đơn giản các bé có thể hiểu và tương tác ngược lại với bạn. Về mặt thể chất bé cũng đã biết đi, thậm chí có thể chạy chậm. Vậy về mặt tâm lý thì sao? Ở độ tuổi quá nhỏ, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học có gì thay đổi hay có suy nghĩ gì?

Ngày nay, cả đàn ông và phụ nữ đều phải đi làm, áp lực từ công việc khiến nhiều gia đình lựa chọn cho con đi gửi trẻ, đi học từ khá sớm, cụ thể là có những bé 2 tuổi đã bắt đầu đi học. Với tâm lý chung của các bật phụ huynh, lo lắng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy nhiều bậc cha mẹ vẫn đang loay hoay tìm hiểu tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học có biến động hay có điều gì cần lưu ý để từ đó tác động cũng như giúp bé được phát triển toàn diện hơn.

Khi 2 tuổi tâm lý của trẻ phát triển như thế nào?

Trẻ biết thể hiện cảm xúc ra bên ngoài

Khi được 2 tuổi, trẻ đã biết thể hiện cảm xúc ra bên ngoài. Bé có thể khóc, buồn khi phải rời xa mẹ, vui cười khi có nhiều bạn chơi cùng. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này bé cũng đang phát triển cho mình một số sở thích đơn giản, ví dụ như màu sắc yêu thích, trang phục yêu thích, món ăn yêu thích,...

Trẻ bắt đầu quan tâm đến người xung quanh

Trong môi trường có đông các bạn đồng trang lứa, bé dễ dàng cởi mở hơn, thay vì chơi một mình bé bắt đầu chơi với các bạn, đặc biệt phần đa bé cũng rất hào hứng khi được chơi cùng nhiều bạn.

Tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cho các bật phụ huynh 1
Bé bắt đầu thích được chơi với các bạn

Trẻ bắt đầu tò mò và muốn khám phá thế giới

Khi lên 2, bé bắt đầu có cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới bên ngoài do sự phát triển của nhận thức. Việc bé bắt đầu tò mò và đặt nhiều câu hỏi hơn là một trong những biểu hiện về điều này. Bé cũng nhận biết được thái độ của mọi người xung quanh thông qua lời nói và hành động.

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học thay đổi như thế nào so với trước đó?

Song song với việc khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học sẽ bắt đầu có những thay đổi như sau:

Dễ trở nên giận dỗi

Ở tuổi này bé bắt đầu bày tỏ mong muốn và mong được ba mẹ, người thân thực hiện mong muốn của mình. Ví dụ như mua một món đồ chơi hay không muốn ngủ trưa, không muốn ăn trưa. Thời gian đầu đi học, có thể bé sẽ không thích môi trường ở lớp do cảm giác xa lạ, chưa quen. Vì vậy bé thường bài xích việc đến lớp, nếu ba mẹ không đồng ý đa phần các bé sẽ nháo khóc và giận dỗi.

Lo lắng khi phải xa bố mẹ đến trường

Tâm lý trẻ bắt đầu đi học có sự thay đổi rõ ràng nhất đó là trẻ lo lắng khi phải xa bố mẹ trong khi trước đó luôn ở trong không gian quen thuộc cùng bố mẹ. Biểu hiện rõ ràng nhất của những lo lắng này có thể kể đến là:

  • Sau khi ngủ dậy bé hay khóc vì sợ bố mẹ bắt đi học.
  • Không chịu đi ngủ khi không có người thân hoặc bố mẹ bên cạnh.
  • Bám mẹ, đòi đi theo người thân bất cứ ở đâu.

Nhiều bậc cha mẹ không đủ kiên nhẫn khi con trở nên khó dỗ dành hay và khóc nháo vô lý, không chịu đi học nhưng khi hiểu được tâm lý trẻ lúc này, điều chúng ta cần làm là thông cảm và đưa ra giải pháp thích hợp thay vì quát mắng con cái.

Tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cho các bật phụ huynh 2
Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học dễ khóc và khó dỗ dành

Muốn quyết định theo ý mình

Ở tuổi này, bé muốn được đưa ra quyết định ở nhiều phương diện, cụ thể nhất là tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học lúc này là không muốn đi học, muốn được ở nhà. Thật ra về mặt tâm lý, đây là những biểu hiện hết sức bình thường. Cha mẹ không thể cho con quyết định không đến trường nhưng có thể uyển chuyển cho phép con tự quyết định về việc chọn quần áo, giày dép,...

Nên làm gì để thuyết phục về mặt tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học?

Không quát mắng, thông cảm cho con ở giai đoạn này là điều mà cha mẹ cần làm, tuy vậy cũng cần tìm ra giải pháp để thuyết phục được trẻ đi học. Chúng ta có thể thuyết phục con bằng một số cách thức sau:

Dẫn bé đi dạo khu vực dạy học

Trước khi cho bé chính thức đi học, ba mẹ có thể dẫn bé đi dạo, tham quan khu vực trường lớp trước, đặt một vài câu hỏi để gợi sự tò mò và thích thú cho trẻ. Giới thiệu cho trẻ về các khu vực trong trường lớp, hướng dẫn bé về vị trí mà bố mẹ sẽ đón con để bé làm quen trước.

Ngoài ra, trong những buổi đến lớp đầu tiên, cha mẹ cũng nên tham gia cùng con để tạo cho con cảm giác an toàn và dẫn tiếp nhận môi trường mới.

Cùng bé học và chơi khi ở nhà

Những trò chơi luôn là thu hút đặc biệt với trẻ con, để chuẩn bị con - tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi kiểu đóng vai như mẹ làm cô giáo, con làm học sinh để con có bước đệm, làm quen dần với kiểu môi trường mới như ở trường học.

Lắng nghe mong muốn của con

Như đã nói ở trên, ở độ tuổi này, bé muốn được tự đưa ra quyết định và dễ giận dỗi vậy nên thay vì ngay lập tức phản bác và cáu giận với con, ba mẹ nên dành thời gian lắng nghe con, làm dịu tâm trạng của trẻ và thuyết phục con bằng cách trao đổi với con những điều kiện đơn giản và có lợi cho con. Ví dụ như nếu con đi học sẽ được gặp các bạn, nếu con đi học chiều mẹ sẽ nấu món này cho con,....

Tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học cho các bật phụ huynh 3
Mẹ nên lắng nghe mong muốn của con

Xây dựng cho con những thói quen mới

Ngoài việc thuyết phục và chậm rãi thay đổi tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học thì các bậc phụ huynh cũng nên cùng con xây dựng một vài thói quen mới giúp cho việc đi học thuận lợi hơn như:

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ chuẩn bị đi học.
  • Chuẩn bị cặp sách, dụng cụ và quần áo vào buổi tối để sáng mai đi học.
  • Ăn sáng trước khi đến lớp.
  • Chào tạm biệt bố mẹ khi được đưa đến lớp.
  • Chào hỏi bạn bè, cô giáo khi đến lớp.

Nuôi dạy một đứa trẻ không phải là điều dễ dàng, mỗi một độ tuổi bé luôn có những thay đổi dù là nhỏ nhất, việc quan tâm đến tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học là điều hết sức cần thiết đối với phụ huynh. Mong rằng bài viết này giúp các bạn có những thông tin hữu ích trên con đường làm bạn đồng hành với con cái! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm