Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về tràn khí màng phổi trẻ em

Ngày 14/03/2022
Kích thước chữ

Tràn khí màng phổi là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tràn khí màng phổi trẻ em có thể gây nguy hiểm về sức khỏe cũng như tính mạng của các bé.

Tràn khí màng phổi là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tràn khí màng phổi trẻ em có thể gây nguy hiểm về sức khỏe cũng như tính mạng của các bé. Bệnh lý này cũng đòi hỏi cần phải được can thiệp và điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tràn khí màng phổi hay cụ thể là tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh thông qua bài viết này.

Tràn khí màng phổi trẻ sơ sinh là gì?

Về cơ bản tràn khí màng phổi trẻ em hay tràn khí màng phổi trẻ sơ sinh cũng giống như hội chứng tràn khí màng phổi ở người lớn. Đây là hội chứng xảy ra khi không khí đi vào trong khoang phổi nhưng không thoát ra được khiến cho mô phổi bị xẹp lại về phía rốn phổi. Tràn khí màng phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do không khí xâm nhập từ bên ngoài cơ thể vào trong phổi hoặc do không khí từ phổi vào ngực. Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi trẻ em xảy ra khi không khí từ phổi rò rỉ ra ngoài màng phổi.

Tràn khí màng phổi trẻ em hay tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh sẽ nặng, nhẹ tùy thuộc vào lượng khí bị giữ lại trong phổi. Đây là một bệnh lý tương đối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có thể gây suy hô hấp đột ngột. Nếu không điều trị kịp thời thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu về tràn khí màng phổi trẻ em 1 Tràn khí màng phổi trẻ em có thể gây nguy hiểm tới tính mạng các bé

Nguyên nhân gây ra tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tràn khí màng phổi ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Về cơ bản phổi của trẻ nhỏ còn rất non nớt và rất dễ bị tràn khí do phổi nở rộng sau khi sinh. Tuy nhiên dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ bị sinh non: Trẻ sơ sinh có màng phổi rất dễ bị tổn thương hơn nhiều so với người lớn hay những trẻ lớn tuổi hơn. Những trẻ sinh non có cân nặng dưới 1,5kg sẽ có nguy cơ tràn khí màng phổi cao hơn so với những trẻ có mức cân nặng đạt chuẩn.
  • Trẻ bị hít phải phân su: Phân su có thể bịt kín đường thở của trẻ, khiến không khí đi vào nhưng không thể thoát ra khỏi phổi. Nếu lượng khí lớn sẽ làm tăng áp lực lên phổi, khiến các mô phổi bị vỡ và gây nên tình trạng tràn khí màng phổi ở trẻ.
  • Trẻ cũng có thể bị tràn khí màng phổi do phải hỗ trợ hô hấp sau khi sinh.  Những trẻ được thông khí hay được hỗ trợ hô hấp bằng các máy thở hoặc CPAP cũng có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao hơn những trẻ khác.
Tìm hiểu về tràn khí màng phổi trẻ em 2 Trẻ sinh non có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao hơn

Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh

Tràn khí màng phổi là bệnh lý nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Tùy vào tình trạng tràn khí màng phổi của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những trẻ bị tràn khí màng phổi ít, không có triệu chứng thì sẽ không cần điều trị vì cơ thể có thể tự hấp thụ lại không khí. 

Còn những trẻ bị tràn khí màng phổi nhiều sẽ có thể gặp những khó khăn trong quá trình hít thở thậm chí có thể bị suy tim, đe dọa đến tính mạng. Do đó khi điều trị tràn khí màng phổi nặng ở trẻ sẽ cần tuân theo các nguyên tắc bao gồm: điều trị cấp cứu, điều trị tràn khí màng phổi và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị cấp cứu

Đây là bước điều trị triệu chứng suy hô hấp ở trẻ. Bác sĩ sẽ thực hiện hút khí màng phổi khẩn cấp ở trẻ sơ sinh khi trẻ bị suy hô hấp đi kèm với lượng khí tràn phổi nhiều hoặc có nghi ngờ về việc tràn khí màng phổi ở trẻ do áp lực.

Điều trị tràn khí màng phổi

Để điều trị tràn khí màng phổi sẽ có nhiều phương pháp khác nhau như:

Tìm hiểu về tràn khí màng phổi trẻ em 3 Trẻ được bổ sung oxi trong quá trình điều trị tràn khí màng phổi
  • Bổ sung oxy cho trẻ: Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ cung cấp oxy cho trẻ thở 100% để giúp cơ thể của trẻ có thể tái hấp thu không khí từ vùng bị tràn khí.
  • Chọc hút khí màng phổi: Các bác sĩ có thể lựa chọn giữa việc chọc hút khí đơn thuần hoặc chọc hút kèm đặt ống dẫn lưu. Các bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim gắn với ống tiêm đưa qua thành ngực để dẫn không khí bị tích tụ trong màng phổi ra ngoài, sau đó rút ra và băng kín vùng da lại.
  • Đặt ống dẫn lưu: Đây là phương pháp điều trị đối với những trường hợp tràn khí màng phổi tự phát với lượng khí ít ở trẻ. Trong những trường hợp này trẻ thường không bị khó thở tuy nhiên vẫn cần được theo dõi và chụp X quang. Sau khi điều trị nếu thấy lượng khí tràn vẫn tiếp tục tăng thì các bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu cho trẻ.

Điều trị nguyên nhân

Nếu trẻ bị tràn khí màng phổi do những nguyên nhân bên ngoài như hen, viêm phổi hay lao phổi… thì các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị nguyên nhân bệnh.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tràn khí màng phổi trẻ em. Các bậc cha mẹ hãy lưu ý luôn luôn theo sát các trẻ để kịp thời phát hiện các triệu chứng để giúp các bé được điều trị nhanh chóng nhất.

Thu Hòa

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin