Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả

Ngày 28/01/2023
Kích thước chữ

Bệnh á sừng ở chân có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, bệnh có thể không mang lại nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, hơn nữa nếu không kiêng cữ đúng cách bệnh sẽ trở nặng dẫn đến nhiễm trùng da.

Hầu như các bệnh liên quan đến viêm da cơ địa đều mang cho chúng ta một cảm giác khó chịu cùng cực nhưng không làm sao để giảm thiểu được tình trạng này, điển hình là các vết nứt, khô rát, bong tróc da tại các vùng da như bàn chân, bàn tay, lòng bàn chân,… gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Vậy bệnh á sừng ở chân có nguyên nhân từ đâu, biểu hiện xuất hiện bệnh là gì, làm sao để cải thiện tình trạng này, cùng xem qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh á sừng ở chân là như thế nào?

Bệnh á sừng ở chân thuộc nhóm bệnh da liễu, là tình trạng da bị dày lên và bong ra, tương tự như bệnh vảy nến hoặc viêm da cơ địa. khi bị viêm da á sừng, bệnh nhân sẽ có hiện tượng da bị nứt nẻ, bong tróc tại các vùng lòng bàn chân, bàn tay, bệnh chưa thể điều trị dứt điểm và thường tái phát theo chu kỳ khiến người bệnh cảm thấy tự ti và khó khăn khi đi lại.

Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả 1 Bệnh á sừng ở chân là gì?

Sau đây là các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh á sừng:

  • Vùng da ở bàn chân có hiện tượng dày lên và chai sần, lan rộng ra nhiều vùng da khác, đặc biệt vào mùa hè vùng da bệnh sẽ xuất hiện mụn nước và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Với nhiều người mắc bệnh á sừng ở chân, vùng da này có thể xuất hiện nhiều lỗ li ti, móng chuyển sang màu vàng.
  • Dấu hiệu rõ nhất là ở đầu ngón chân, lòng bàn chân, kẽ chân có khả năng bị nhiễm nấm và vi khuẩn, dễ nhận biết qua mắt thường.

Bệnh á sừng ở chân có nguyên nhân từ đâu?

Các bệnh da liễu nói chung gần như khó xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, tuy nhiên bệnh á sừng ở chân có thể do một số yếu tố khách quan tác động như:

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết trong thời gian quá dài như vitamin A, vitamin D, vitamin C… sẽ khiến cho lớp sừng bị ảnh hưởng ít nhiều, trở nên yếu ớt, không đủ sức chống lại các vi khuẩn, từ đó khiến cho hệ miễn dịch trong da bị suy giảm và dễ bị các loài vi nấm xâm nhập.
  • Yếu tố di truyền: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến thức hai dẫn đến căn bệnh ngoài da này, người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Làn da khi thường xuyên tiếp xúc các chất gây ô nhiễm hoặc gây kích ứng sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh á sừng ở chân.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nhóm người trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai… có cơ địa nhạy cảm sẽ gây nên tình trạng rối loạn ngoài da, điển hình là á sừng ở chân.
  • Điều kiện thời tiết: Khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng cũng dẫn đến tình trạng viêm da á sừng.
Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả 2 Môi trường sống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm da á sừng.

Bệnh á sừng ở chân có thể chữa trị dứt điểm không?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh á sừng nhưng bệnh nhân có thể cải thiện các triệu chứng, đặc biệt sau khi chữa trị, có một số người bệnh bỗng tái phát bệnh sau một thời gian và trở nặng hơn, vậy làm sao để giảm thiểu được tình trạng này, dưới đây là một số phương pháp hiệu quả:

  • Thoa kem dưỡng trước khi ngủ vào bàn chân, đặc biệt là vùng da đầu ngón chân, gót chân do những vị trí này có tần suất tiếp xúc nhiều.
  • Dùng các loại thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có chứa steroid để giảm viêm như gentrisone, fucicort,... theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không chọc các mụn nước, lột da, chà xát quá mạnh khiến da bị tổn thương dẫn tới nhiễm nấm Candida, vi khuẩn.
  • Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xăng, dầu… hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát và tránh tiếp xúc các gia vị ớt, muối trực tiếp vào vùng da tổn thương.
  • Nên bảo vệ tay bằng cách mang găng tay bằng nhựa dẻo nhưng tránh mang trong thời gian dài vì mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm. Nên mang giày vớ vừa vặn, không quá chật và đặc biệt phải thoáng khí.
  • Hạn chế đi bộ quá nhiều trong thời gian chữa trị, thay vớ thường xuyên, bôi kem có chứa dimethicone 4 giờ/lần.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng quá mức.
  • Lưu ý chế độ dinh dưỡng trong thời gian điều trị á sừng để bảo đảm sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Bệnh nhân cần được bổ sung và cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, trong đó đặc biệt là vitamin A, C, D và E có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả tươi như cam, quýt, đu đủ,…
  • Cần tuyệt đối kiêng cử các loại gia vị cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia hoặc các loại thực phẩm từ động vật dễ gây dị ứng như tôm, cua,…

Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện hiệu quả 3 Dưỡng ẩm cho làn da là điều cần thiết trong giai đoạn chữa trị căn bệnh á sừng.

Bệnh á sừng ở chân là căn bệnh ngoài da chưa có giải pháp điều trị triệt để nhưng nếu người bệnh kiêng cữ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị thì tình trạng bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều, vì thế mà cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh á sừng để kịp thời ngăn chặn trước khi bệnh trở nặng và khó lành, bên cạnh đó bệnh nhân cần phải áp dụng theo nhiều chế độ dinh dưỡng hợp lý để mau chóng hồi phục.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin