Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tình trạng đái dầm khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Đái dầm khi mang thai không phải là một hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên nếu mẹ bầu nào rơi vào trường hợp này cũng đều bị ảnh hưởng kể cả tâm lý lẫn thể chất. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hiện tượng đái dầm khi mang thai này nhé!

Phụ nữ trong thời gian mang thai rất dễ xảy ra hiện tượng tiểu không tự chủ mà thường gặp nhất là tình trạng đái dầm. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nếu không điều trị đúng bệnh và kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ mẹ bầu cũng như khiến mẹ dễ rơi vào tâm lý bối rối, ngại ngùng, lo âu.

Hiện tượng đái dầm khi mang thai

Tiểu không kiểm soát hay đái dầm khi mang thai là tình trạng thường xảy ra trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Vào thời điểm này, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi hormone đáng kể nên khiến cơ thể tăng quá trình sản sinh nước tiểu. Ngoài ra, khi mang thai thì tử cung của mẹ sẽ mở rộng nên khiến bàng quang bị chịu áp lực, từ đó làm mẹ bầu hay đi tiểu và đi tiểu không kiểm soát (đái dầm khi mang thai).

Đến những tháng giữa và cuối thai kỳ, em bé sẽ lớn dần và xuống thấp để chuẩn bị ra đời. Lúc này bàng quang cũng chịu áp lực rất lớn nên khiến bà bầu đi tiểu liên tục, mà nếu tiểu không tự chủ được sẽ dẫn đến hiện tượng đái dầm hoặc tình trạng bà bầu bị són tiểu vào 3 tháng cuối.

Tình trạng đái dầm khi mang thai có nguy hiểm không? 1

Đái dầm khi mang thai là hiện tượng thường gặp

Đái dầm khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên không vì vậy mà mẹ bầu chủ quan vì có thể nhầm lẫn với rò rỉ nước ối. Do đó, nếu mẹ bầu cảm thấy cơ thể bất thường thì bạn cần đến bác sĩ ngay.

Nguyên nhân dẫn đến đái dầm khi mang thai

Như đã nói ở trên, hiện tượng đái dầm khi mang thai phần lớn là bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Bàng quang chịu sức ép từ thai nhi: Khi thai nhi lớn dần, bàng quang phải hoạt động liên tục, không kiểm soát nên dẫn đến bà bầu đái dầm.
  • Các cơ quanh niệu đạo bị ảnh hưởng: Khi mang thai, tử cung bị giãn nở làm cho bàng quang bị tăng áp lực và dẫn đến bà bầu bị rỉ nước tiểu không kiểm soát.
  • Quá trình chuyển dạ có thể khiến bà bầu mắc tiểu liên tục, tè dầm, buồn tiểu và són tiểu ở ba tháng cuối.
  • Tiểu đường thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sẽ tạo các nội tiết tố giúp bé phát triển nhưng vô tình ảnh hưởng đến insulin và gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi mang thai, khối lượng cơ tử cung cũng tăng lên và chèn ép vào đường tiết niệu nên dễ làm ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

Đái dầm khi mang thai có nguy hiểm không?

Đái dầm khi mang thai về bản chất không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Gây mất ngủ dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng.
  • Đái dầm khi mang thai thưởng xảy ra vào ban đêm nên sẽ gây khó chịu ở bà bầu và dẫn đến tình trạng mất ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Ngủ ít sẽ làm mẹ bầu có khả năng khó sinh hơn, thời gian diễn ra lâu hơn, gây mất sức cho bà bầu.
  • Nếu mẹ bầu gặp thêm các tình trạng tiểu buốt rát nữa thì phải nhanh chóng đi khám để tránh sinh non và ảnh hưởng tới em bé.

Tiểu không tự chủ hay đái dầm khi mang thai dễ àm cho bà bầu lo sợ vì có thể nhầm lẫn với việc rò rỉ ối. Từ đó lo lắng gây căng thẳng, mệt mỏi nhiều và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Tình trạng đái dầm khi mang thai có nguy hiểm không? 2

Mẹ bầu nên chú ý khi bị tiểu không tự chủ

Ngoài ra, nhiều người thắc mắc rằng: "Bà bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng đến nước ối không?". Thực tế thì khi có thai, nước ối sẽ không bị ảnh hưởng dù cho mẹ bầu đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, thai càng lớn dần thì bàng quang sẽ bị chèn ép càng nhiều, kết hợp với việc cơ thể lọc và thay ối liên tục khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên và tiểu són,… báo hiệu tình trạng nước ối bị cạn gây nguy hiểm cho thai nhi.

Biện pháp khắc phục đái dầm khi mang thai

Để hạn chế tình trạng đái dầm khi mang thai hay tiểu không tự chủ khi mang thai, các mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Tập đi tiểu đúng giờ nhằm luyện tập cho bàng quang phản xạ có điều kiện. Có thể nhớ hoặc ghi lại thời gian tiểu không tự chủ để tự động đặt giờ cho việc đi tiểu.
  • Tập các bài tập đáy xương chậu nhẹ nhàng cho bà bầu để giúp cơ rắn chắc.
  • Khi thấy buồn tiểu thì đi vệ sinh liền, tránh để tình trạng bàng quang đầy nước.
  • Dùng băng vệ sinh hằng ngày hoặc thay đồ lót thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm âm đạo.
  • Chăm chỉ vệ sinh sạch sẽ vùng kín để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng cho mẹ và bé.
  • Uống nhiều nước vào ban ngày nhưng hạn chế uống vào ban đêm nhất là trước khi đi ngủ.
  • Dùng thuốc điều trị đái dầm khi mang thai để tránh tình trạng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tình trạng đái dầm khi mang thai có nguy hiểm không? 3

Mẹ bầu nên tập những bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đái dầm khi mang thai và các phương pháp để hạn chế tình trạng này ở các mẹ bầu. Hi vọng với những thông tin trên, mẹ bầu có thể có được một thai kỳ khoẻ mạnh và vượt qua được cảm giác khó chịu khi thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin