Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ xa xưa, tổ yến đã được sử dụng như một bài thuốc quý từ thiên nhiên vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Đây cũng là nguyên liệu được nhiều người cao tuổi ưa chuộng nhằm bồi bổ cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch. Dẫu vậy, không phải ai cũng nắm rõ được cách chế biến tổ yến cho người già để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Người cao tuổi thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lão hóa cũng như phát sinh nhiều vấn đề bệnh tật khác nhau. Và tổ yến là một trong những nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu cải thiện sức khỏe của đối tượng này. Cùng điểm qua một số cách chế biến tổ yến cho người già cực kỳ đơn giản trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Tổ yến (hay yến sào) là một loại thực phẩm quý giá có nguồn gốc từ nước dãi của loài chim yến. Một số công dụng điển hình của tổ yến đối với người già có thể kể đến như sau:
Trong thành phần của tổ yến có chứa 5,27% Proline và 4,69% Axit Aspatic. Các chất này hỗ trợ sự tăng trưởng của mô và cơ, đẩy mạnh quá trình tái tạo tế bào. Từ đó thúc đẩy lượng hồng cầu trong máu được tăng lên, các tế bào bị tổn thương trước đó cũng dần hồi phục.
Có khoảng 0,2% lượng nguyên tố khí hiếm Se trong hàm lượng dinh dưỡng của tổ yến. Một khi thành phần này được bổ sung vào cơ thể sẽ làm giảm quá trình lão hóa ở người cao tuổi. Đồng thời cung cấp các hoạt tính enzyme có khả năng chống oxy hóa và giảm hàm lượng chất Peroxidation Lipid.
Khi tuổi càng cao thì xương khớp con người cũng dần trở nên thoái hóa và hoạt động kém hiệu quả hơn. Bởi vậy việc bổ sung tổ yến, một món ăn thơm ngon bổ dưỡng vào thực đơn cho người già là điều vô cùng cần thiết.
Nghiên cứu cho thấy trong tổ yến có khoảng 1,75% Lysine và 5,3% N-acetylglucosamine. Đây là các chất thiết yếu hỗ trợ hấp thu Canxi giúp phát triển xương chắc khỏe, đồng thời chống lại nguy cơ loãng xương và thoái hóa cột sống ở người già.
Trong tổ yến chứa 4,56% Leucine và 2,04% Isoleucine với tác dụng chính là điều hòa lượng đường trong máu. Điều này đã bác bỏ những lo ngại khi sử dụng tổ yến của các bệnh nhân bị tiểu đường. Bổ sung tổ yến đều đặn sẽ giúp người bệnh cân bằng glucose trong máu, giảm chỉ lượng đường huyết.
Cách chế biến tổ yến phù hợp với nhu cầu của cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố sức khỏe cũng như sở thích của mỗi người. Đối với người cao tuổi, cần đáp ứng việc lưu giữ các dưỡng chất thiết yếu của tổ yến sào sau khi chế biến. Dưới đây là 3 cách chế biến tổ yến cho người già mà bạn có thể làm cho ông bà và cha mẹ sử dụng.
Để làm nên thành phẩm tổ yến chưng đường phèn, không đòi hỏi công thức chế biến phức tạp, ngược lại còn rất dễ áp dụng. Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 5 gram yến sào, 3 muỗng cà phê đường phèn, nước sôi để nguội cùng vài lát gừng tươi.
Lưu ý là đối với những người già có tiền sử về tiểu đường thì không nên kết hợp với đường phèn khi chưng tổ yến. Thay vào đó hãy dùng loại đường ăn kiêng.
Thêm một cách chế biến tổ yến cho người già nữa đó là làm cháo tổ yến thịt bằm giàu dinh dưỡng. Để làm được món này, bạn hãy chuẩn bị 200 gram tổ yến, 100 gram thịt lợn băm nhỏ, 1 bát gạo tẻ và vài lát gừng tươi.
Đây cũng là một lựa chọn lý tưởng để bồi bổ cho sức khỏe người già. Các nguyên liệu như hạt sen hay táo đỏ khi kết hợp với tổ yến sẽ càng làm cho giá trị dinh dưỡng được nâng cao. Để làm tổ yến chưng hạt sen với táo đỏ, ngoài 5 gram tổ yến thì bạn cũng phải chuẩn bị một số nguyên liệu khác như: 50 gram táo đỏ, 100 gram hạt sen khô và một ít đường phèn.
Tổ yến được công nhận là 1 trong 19 nguồn thực phẩm cực kỳ tốt giúp trị liệu các bệnh lý ở người cao tuổi. Mặc dù vậy, đây lại là loại thực phẩm khá nhạy cảm với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Để có thể đảm bảo về mức độ an toàn của tổ yến khi sử dụng, cần tuân thủ theo các chỉ định dưới đây:
Rất nhiều người đang có quan điểm sai lầm khi cho rằng bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có thể ăn tổ yến. Thực tế là nếu ăn yến trong những khoảng thời gian không thích hợp thì điều này có tác động không nhỏ đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Theo các chuyên gia, tổ yến nên được ăn vào buổi sáng sớm, trước bữa sáng khoảng 30 phút. Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng cũng là thời gian thích hợp để thưởng thức món ăn này. Ngược lại, nếu như người già dùng tổ yến khi đang no thì các dưỡng chất của thực phẩm này sẽ khó có thể hấp thu được.
Cùng với việc học cách chế biến tổ yến cho người già là sự bảo đảm về tần suất sử dụng. Việc thiếu kiểm soát liều lượng tổ yến trong chế độ ăn dẫn đến những hệ lụy không mong muốn đối với sức khỏe người già.
Trong tháng đầu tiên, nên giới hạn số lần dùng tổ yến khoảng 3 lần/tuần và mỗi lần tương đương 7 - 10 gram. Qua tháng thứ hai thì tăng tần suất lên 2 ngày/lần, ăn 10 gram tổ yến mỗi lần là vừa đủ. Từ tháng thứ ba trở đi, hãy dùng với liều lượng 3 ngày/lần và mỗi lần giữ mức ăn 10 gram tổ yến.
Theo ý kiến của các chuyên gia, người cao tuổi có dấu hiệu của một số chứng bệnh như: Cảm mạo, tỳ vị hư, phong hàn, đầy bụng, ăn không tiêu, phong nhiệt, viêm ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản, sốt thực nhiệt… cần tránh dùng tổ yến. Lý do là bởi quá trình chuyển hóa trong cơ thể lúc này không có khả năng hấp thu đủ các dưỡng chất của tổ yến. Bệnh nhân khi ăn tổ yến một thời gian dài sẽ có cảm giác mệt mỏi, hoạt động tiêu hóa cũng trở nên phức tạp hơn.
Thông qua bài viết này, hẳn là bạn đọc đã biết cách chế biến tổ yến cho người già giữ nguyên dưỡng chất để tăng cường sức khỏe. Bạn cũng cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe của người già để có thể phát huy hết công dụng của tổ yến. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.