Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tới tháng uống Sting được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Ngày 29/09/2024
Kích thước chữ

Sting là một loại nước uống được rất nhiều người yêu thích, nhất là giới trẻ. Đây là nước uống có ga với vị ngọt, thơm hấp dẫn, vậy nên không khó hiểu khi nhiều người “mê mẩn” loại đồ uống này. Cũng do đó mà có nhiều chị em thắc mắc rằng, liệu khi tới tháng có uống Sting được không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Khi tới kỳ nguyệt san, chị em rất dễ bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi,... Đặt biệt là nếu ăn uống không phù hợp thì còn có thể khiến các tình trạng đó trở nên nặng nề hơn. Vậy tới tháng uống Sting được không?

Thành phần chính của Sting

Nước ngọt Sting là một sản phẩm khá phổ biến trên thị trường hiện nay, thuộc thương hiệu Pepsico. Sản phẩm là dạng nước uống có ga, được sản xuất theo nhiều loại khác nhau như: Sting dâu tây đỏ, Sting gold, Sting chanh, Sting max gold, Sting espresso,...

Tới tháng uống sting được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? 1
Sting là dạng nước uống có ga, được sản xuất theo nhiều loại khác nhau

Trong Sting có các thành phần chính là: Nước bão hòa CO2, đường HFCS, chất điều chỉnh độ chua, hương vị (hương dâu, hương chanh, hương vị nhân sâm, hương cà phê tự nhiên), premix (taurine, caffeine), inositol, vitamin (B3, B6, B12), chất chống oxy hóa (452,385), chất bảo quản (202, 211), màu tổng hợp (Allura red AC 129), bột chiết xuất hồng sâm (40mg/l),...

Nước ngọt Sting được rất nhiều người yêu thích bởi đây là nước uống có ga, vị lại ngọt và thơm. Tuy vậy, liệu khi tới tháng uống Sting có được không?

Tới tháng uống Sting được không?

Tuy Sting là một loại đồ uống hấp dẫn nhưng khi tới tháng, chị em nên hạn chế uống nước này bởi nó có ga. Khi nạp vào cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ khiến cho chị em bị chướng bụng, đầy hơi, chán ăn. Việc chán ăn có thể khiến cho chị em không nạp đủ các dưỡng chất cần thiết, dễ thiếu sắt, mệt mỏi và làm cho các triệu chứng thường gặp trong kỳ kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn. Từ đó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc trong thời gian này.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trong thời gian có kinh nguyệt, nếu lạm dụng uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga nói chung thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa, đường ruột hoặc viêm loét dạ dày.

Tới tháng uống sting được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? 2
Lạm dụng uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga nói chung thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe

Sting là một dạng nước tăng lực, nếu chúng ta uống quá nhiều, uống mỗi ngày thì có thể khiến cơ thể dư thừa đường, làm tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, gout, thận,...

Không chỉ Sting, khi tới tháng chị em cũng nên hạn chế uống một số sản phẩm khác như: Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, nước đá lạnh,... Bởi chúng có thể gây tác động xấu đến cơ thể.

Có nên kiêng hoàn toàn việc uống Sting khi tới tháng không?

Sting là đồ uống có chứa nhiều đường và một số chất không có lợi cho sức khỏe. Vậy nên khi tới tháng, nếu chúng ta kiêng được thì sẽ tốt nhất. Tuy nhiên, việc kiêng hoàn toàn hay không là tùy thuộc vào từng người, không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc phải kiêng thức uống này tuyệt đối.

Trên thực tế, nhiều người vẫn sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga khi tới tháng mà không có vấn đề gì hoặc nếu có thì cũng chỉ là một số triệu chứng thoáng qua như đầy bụng, khó chịu,... Nếu Sting là đồ uống khoái khẩu của chị em và trong trường hợp quá thèm khi tới tháng thì chị em vẫn có thể uống thức uống này. Tuy nhiên nên uống với liều lượng vừa phải và đừng uống lạnh hoặc uống với đá để tránh bị lạnh bụng, đau bụng kinh nặng hơn nhé.

Tới tháng uống sting được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? 3
Không cần kiêng hoàn toàn Sting khi tới tháng nhưng lưu ý nên uống với liều lượng vừa phải

Cần làm gì khi tới tháng uống Sting mà bị đầy hơi, chướng bụng?

Nếu chị em uống Sting khi tới tháng và bị khó chịu, đầy hơi, chướng bụng thì có thể tham khảo một số cách sau để giúp cơ thể dễ chịu hơn:

  • Chườm ấm bụng: Khi chườm ấm bụng sẽ giúp cho tử cung co bóp dễ dàng hơn và làm dịu cơn đầy hơi. Nếu không có túi chườm ấm chuyên dụng thì bạn có thể cho nước ấm vào chai và dùng lăn qua lại trên bụng để làm ấm bụng nhé.
  • Vận động nhẹ: Việc tập thể dục hay các vận động nhẹ sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm các triệu chứng khó chịu khi tới tháng.
  • Tránh ăn đồ mặn: Các thức ăn chứa nhiều muối (natri) sẽ khiến cơ thể giữ nước trong ruột, làm cho tình trạng chướng bụng trở nên nặng nề hơn. Không chỉ vậy, ăn mặn cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận, huyết áp, tim mạch,...
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu kali: Các thực phẩm giàu kali giúp thúc đẩy khả năng thoát nước ra khỏi cơ thể, làm lợi tiểu, giảm tình trạng chướng bụng nhanh chóng hơn. Một số thực phẩm giàu kali mà bạn có thể tham khảo như: Chuối, khoai lang, cà chua, măng tây, dưa vàng, rau bina, cải xoăn,...
  • Uống nhiều nước lọc: Nước lọc ấm giúp cải thiện quá trình hydrat hóa, hỗ trợ giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
  • Hạn chế bia, rượu, cà phê: Các loại đồ uống này có thể làm cơ thể chị em trở nên khó chịu và bị đầy hơi. Do đó, nên hạn chế uống để không làm tình trạng chướng bụng, đầy hơi do uống Sting trở nên trầm trọng hơn.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tới tháng uống Sting được không?”. Tuy Sting là một loại đồ uống hấp dẫn nhưng uống quá nhiều, uống liên tục mỗi ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Đặc biệt khi tới kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ gặp rất nhiều triệu chứng như đau bụng kinh, chướng bụng, mệt mỏi,... Vậy nên ở thời điểm này, hãy hạn chế uống Sting nói riêng và nước ngọt có ga nói chung nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin