Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh về viêm nhiễm niêm mạc thực quản, dạ dày đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới ung thư. Cùng tìm hiểu những tổn thương niêm mạc báo hiệu ung thư ống tiêu hóa qua bài viết dưới đây.
Những tổn thương niêm mạc trong ống tiêu hóa là nỗi ám ảnh của nhiều người vì không chỉ mang đến cảm giác đau đớn, khó chịu mà còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Liệu có phải tất cả các tổn thương niêm mạc đều tiến triển thành ung thư ống tiêu hóa không? Thực hư câu chuyện này sẽ có trong bài viết dưới đây!
Ống tiêu hóa là hệ thống bao gồm các bộ phận như: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Vì phải tiếp xúc với độc tố, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... từ các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, tình trạng viêm niêm mạc có thể xuất hiện tại bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiêu hóa và biến chứng thành ung thư.
Tổn thương niêm mạc tại ống tiêu hóa trên được biết đến qua một số bệnh lý như: Barrett thực quản, viêm dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn dạ dày HP, chuyển sản ruột, loạn sản biểu mô, polyp dạ dày. Trong khi đó, những dấu hiệu của ung thư ống tiêu hóa dưới là: U tuyến ống đại tràng, polyp u tuyến ống - nhánh, nhung mao ở ruột non, viêm ruột xuyên thành mãn tính Crohn, viêm loét đại tràng,...
Tùy vào vị trí bị tổn thương niêm mạc mà các triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những dấu hiệu này đều cho thấy chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Cụ thể:
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu có phải tất cả các bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc đều sẽ bị ung thư không. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, việc niêm mạc bị viêm nhiễm biến chứng thành ung thư còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí, thời gian phát hiện bệnh, mức độ tổn thương,...
Hiện nay, có tới 70% người Việt nhiễm vi khuẩn HP, 80% ca ung thư dạ dày có liên quan tới vi khuẩn gây viêm loét dạ dày này. Những bệnh nhân polyp đại tràng nghịch sản nặng có nguy cơ mắc ung thư lên tới 6%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 0,1% các ca teo niêm mạc dạ dày tiền ung thư chuyển tiếp thành ung thư. Con số này là 0,25% đối với chuyển sản ruột và 0,6% đối với nghịch sản nhẹ.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học, nhiều phương pháp chữa viêm niêm mạc ra đời . Theo đó, tổn thương niêm mạc tiền ung thư đường tiêu hóa có thể được điều trị bằng 2 kỹ thuật sau:
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm dung dịch vào để lớp niêm mạc bị tổn thương nổi lên. Sau đó tiến hành nội soi để loại bỏ bằng thòng lọng nhiệt. Điều này hạn chế nguy cơ cắt bỏ cả lớp cơ bên dưới dẫn đến thủng thành ống tiêu hóa. Phương pháp EMR phù hợp nhất với các polyp không cuống và u loạn sản cũng như những tổn thương ung thư ở giai đoạn đầu.
Đây là phương pháp được phát triển từ EMR và có một số ưu điểm như: Cho phép cắt bỏ nguyên khối khu vực tổn thương, giải quyết những dấu hiệu ung thư ở mọi vị trí và kích thước, điều trị u khu trú ở dưới lớp niêm mạc mà không cần phẫu thuật,... ESD được đánh giá là kỹ thuật can thiệp tối thiểu, chỉ vài ngày sau khi thực hiện, người bệnh đã có thể hồi phục và điều trị bằng thuốc.
Để những triệu chứng tiền ung thư không lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần có những biện pháp để bảo vệ cơ thể. Đó là:
Như vậy, trong một số trường hợp, tổn thương niêm mạc tại các bộ phận thuộc ống tiêu hóa có thể biến chứng thành ung thư. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học, các triệu chứng có thể được chữa trị triệt để ngay từ giai đoạn phát bệnh nên bạn có thể an tâm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh lý này nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.