Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Người cao tuổi

Tổng hợp những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

Ngày 12/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sa sút trí tuệ là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng làm suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và hành vi. Mặc dù chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ phổ biến mà chúng ta cần tránh.

Theo thống kê, tỷ lệ người Việt Nam mắc chứng sa sút trí tuệ ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Dự báo, số người mắc sa sút trí tuệ có thể tăng lên 1,8 triệu người vào năm 2050, trong đó có tới 75% người bệnh sa sút trí tuệ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là một con số vô cùng báo động.

Chứng sa sút trí tuệ chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi nhưng ngày nay tỷ lệ người trẻ và người trung tuổi bị sa sút trí tuệ rất lớn. Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố nguy cơ gây ra. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng cũng như hiểu rõ những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Việc này sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này và nâng cao chất lượng cuộc sống hiệu quả.

Khái quát về chứng sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng với các biểu hiện điển hình như suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của người bệnh. Sa sút trí tuệ không chỉ tác động trực tiếp đến thể chất, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Tổng hợp những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ 1
Người bệnh sa sút trí tuệ thường không thể nhớ những sự việc và người xung quanh

Chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào tác động từ những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và tính cách vốn có của người bệnh khi còn khỏe mạnh. Sa sút trí tuệ có thể xuất hiện các dấu hiệu theo 3 giai đoạn gồm:

  • Sa sút trí tuệ giai đoạn đầu: Người bệnh thường bị giảm trí nhớ, hay quên, không nhớ rõ về ngày tháng, cảm thấy lạc lõng giữa những nơi quen thuộc. Trong giai đoạn này, các dấu hiệu thường không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với chứng đãng trí ở người già. Việc chủ quan trước các dấu hiệu bệnh chính là sai lầm khiến việc chẩn đoán chậm trễ, làm mất đi cơ hội được điều trị và phục hồi của người bệnh.
  • Sa sút trí tuệ giai đoạn giữa: Khi bệnh bước vào giai đoạn giữa, các dấu hiệu rõ ràng hơn. Người bệnh thường không thể nhớ các ký ức, sự kiện gần, lạc lõng trong gia đình, gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp, hay đi lang thang vô định, lặp lại nhiều lần một câu hỏi, không thể nhớ tên những người quen thuộc,... Từ giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và có người hỗ trợ trong việc chăm sóc bản thân.
  • Sa sút trí tuệ giai đoạn muộn: Đây là giai đoạn cuối của chứng sa sút trí tuệ. Lúc này, người bệnh bị rối loạn trí nhớ nghiêm trọng, không thể nhận ra người xung quanh, gặp khó khăn khi di chuyển, thường xuyên bị kích động,... Cuộc sống của người bệnh lúc này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong gia đình.

Những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thường gặp

Bệnh đái tháo đường

Người bị đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tổn thương mạch máu và các cơ quan của cơ thể, trong đó có tế bào não. Ngay cả với người bình thường nếu lượng đường trong máu tăng cao đến ngưỡng tiền đái tháo đường cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu lên tế bào não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người bị tiền đái tháo đường làm tăng 20% nguy cơ mắc sa sút trí tuệ.

Huyết áp cao

Huyết áp cao là một trong những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thường gặp. Nguyên nhân là do tình trạng huyết áp cao có thể khiến các mạch máu trong não bị tổn thương. Người thường xuyên bị tăng huyết áp thường có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn rất nhiều so với những người có huyết áp bình thường.

Béo phì

Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Theo một số nghiên cứu, những người có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) cao hơn bình thường sẽ rất dễ mắc sa sút trí tuệ. Mức độ tăng BMI tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh, theo đó cứ mỗi 5 đơn vị BMI, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng thêm 30%.

Tổng hợp những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ 2
Thừa cân, béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Thiếu vitamin D

Một trong những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ là thiếu vi chất, điển hình là vitamin D. Đây là một vitamin quan trọng đối với não bộ, những người không bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao hơn 53%.

Thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Người thường xuyên thiếu ngủ sẽ mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ hiện nay.

Cách phòng ngừa sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó việc phòng ngừa sa sút trí tuệ là vô cùng quan trọng.

Tổng hợp những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ 3
Đọc sách là hoạt động giúp cải thiện trí não và ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ

Để tránh mắc phải những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ kể trên, mọi người nên thực hiện những điều sau:

  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin như vitamin B, C, D;
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng;
  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá mức;
  • Quản lý và kiểm soát huyết áp, đường máu, mỡ máu ổn định;
  • Ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp thần kinh và trí não khỏe mạnh;
  • Tăng cường rèn luyện trí não thông qua các hoạt động đọc sách, giải câu đố, trò chơi trí tuệ;
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể chất phù hợp với tình trạng sức khỏe;
  • Không hút thuốc, uống rượu bia.

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh sa sút trí tuệ và những điều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thường gặp. Hy vọng những kiến thức trong bài viêt sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin