Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Top 4 chấn thương khi trượt patin thường gặp

Ngày 01/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bất kể tham gia vào một bộ môn thể thao nào, trong quá trình luyện tập sẽ không tránh khỏi những chấn thương không mong muốn, kể cả trượt patin. Vậy nên hãy cùng bài viết khám phá top 4 chấn thương khi trượt patin thường gặp nhé!

Bộ môn trượt patin ngày càng được sự yêu thích và đón nhận của đông đảo giới trẻ. Không phủ nhận những lợi ích lành mạnh mà môn thể thao này mang lại, tuy nhiên đôi lúc vẫn xảy ra những chấn thương không mong muốn.

Một số chấn thương chân khi trượt patin thường gặp

Chấn thương cơ

Trượt patin giúp cho chúng ta có thể giữ thăng bằng tốt cùng sự săn chắc của các khối cơ. Tuy nhiên cũng vì điều này mà tình trạng chấn thương cơ khi trượt patin xảy ra rất phổ biến. 

Lí do dễ gặp chấn thương là vì các cơ cần co giãn, căng gồng lên liên tục để giữ cho cơ thể ở tình trạng cân bằng ổn định. Đặc biệt khi tham gia trượt patin, vùng cơ bắp ở chân và đùi luôn trong trạng thái hoạt động liên tục một cách linh hoạt. Việc lặp lại các động tác liên tục trong thời gian dài dễ dẫn đến khả năng căng cơ, chuột rút co cứng, giãn cơ và thậm chí gây rách cơ. 

Top 4 chấn thương khi trượt patin thường gặp 1 Chấn thương cơ là loại chấn thương khi trượt patin rất phổ biến. 

Các triệu chứng điển hình của chấn thương cơ là những cơn đau nhức nhối xuất hiện đột ngột và với tần suất cao. Vùng da xung quanh phần cơ tổn thương đổi dần từ đỏ sang bầm tím. Với tình huống này, bạn cần ngưng gấp những hoạt động thể chất đang diễn ra để đảm bảo không khiến tình trạng diễn biến xấu hơn.

Bong gân, trật mắt cá chân

Bong gân hay trật mắt cá chân vốn là những chấn thương ở phần xương của cổ chân. Vị trí bong gân ở chân rất thường hay xảy ra so với những vùng khác trên cơ thể. Bạn không sử dụng hoạt động của cánh tay nhiều để chơi trượt patin, mà chính đôi chân sẽ là bộ phận cần phải vận động và di chuyển nhiều nhất. Do đó, đôi chân cũng thường xuyên là vùng tiếp xúc với các mối nguy hiểm có thể làm tổn thương cơ thể như nền đất, thành hoặc góc cạnh của các đồ vật xung quanh hay thậm chí va chạm phải giày trượt patin của những người bạn đồng hành khác. Ngoài ra, phần cổ chân cũng chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và phải thay đổi tư thế liên tục. 

Bong gân hoặc trật mắt cá chân sẽ gây nên nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bạn. Vậy nên đừng xem thường chấn thương này mà cần can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời. Câu hỏi đặt ra ở đây là bong gân có phải bó bột không. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bong gân mà bạn đang mắc phải để quyết định câu trả lời hợp lý.

Chấn thương khớp và xương khi trượt patin

Khớp và xương cũng là những bộ phần cần phải chịu rất nhiều áp lực khi ta vận động. Những chấn thương ở các vùng này sẽ dễ xảy ra hơn với đối tượng trẻ con và người già, khi mà tình trạng xương khớp của họ đang ở giai đoạn không hoàn hảo nhất, chưa phát triển hoàn toàn và bị thoái hóa do thời gian. 

Top 4 chấn thương khi trượt patin thường gặp 2 Khi trượt patin, chấn thương khớp và xương gặp nhiều nhất ở trẻ em.

Cũng vì lẽ đó mà đối với bộ môn trượt patin, chấn thương khớp và xương gặp nhiều nhất ở trẻ em. Xương của chúng còn khá giòn và dễ tổn thương khi có lực va chạm nhất định. Tuy không thể phủ nhận những lợi ít mà sự vận động thể chất mang lại, nhưng đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh khi cho con trẻ tham gia bộ môn trượt patin.

Chấn thương khi trượt patin ở xương khớp sẽ gây ra rất nhiều đau đớn và những biến chứng nghiêm trọng cho người tham gia. Bên cạnh đó, thời gian để cơ thể bình phục cũng rất dài và sẽ gây ảnh hưởng đến tính chất công việc, chuyện học hành.

Trầy xước hoặc chảy máu ngoài da, rách da

Dù là chuyện không may nhưng phải thành thật rằng trầy xước hoặc chảy máu ngoài da, rách da đều là những tổn thương nhẹ trên cơ thể khi tham gia trượt patin. Chấn thương này thường gặp ở những người mới biết chơi, chưa thử cảm giác mạo hiểm bằng những động tác khó.

Top 4 chấn thương khi trượt patin thường gặp 3 Trầy hoặc chảy máu ngoài da thường gặp ở những ngưới mới biết chơi, thiếu kỹ thuật.

Trầy xước hoặc chảy máu ngoài da xảy ra khi bạn té ngã trên nên đất hoặc va phải vật dụng và những người xung quanh trong sân tập. Tuy chỉ là chấn thương nhẹ, nhưng bạn cần chú ý khử trùng vết thương để loại bỏ khả năng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng huyết cùng một số loại bệnh nguy hiểm khác có thể mắc phải. Nếu gặp phải những vết tổn thương nặng, vết vách lớn cần đến thăm khám bác sĩ để nhận sự hỗ trợ xử lý vết thương kịp thời.

Cách giảm bớt những chấn thương khi trượt patin

Một số cách giảm bớt những chấn thương khi trượt patin:

  • Mang mũ bảo hiểm, găng tay, miếng bảo vệ khuỷu tay và đầu gối.
  • Học cách té ngã khi trượt patin để giảm thiểu chấn thương.
  • Lựa chọn áo và quần dài có chất liệu tốt để tránh những vết thương tổn ngoài da.
  • Đối với những người mới tập luyện trượt patin nên học cùng giảng viên hoặc người thân để được hướng dẫn kĩ thuật và xử lý tình huống tốt khi có chuyện phát sinh.

Chấn thương khi trượt patin là chuyện không một ai mong muốn xảy ra. Nhưng hãy học cách bảo vệ mình cũng như người thân bằng những kiến thức liên quan đến bộ môn này để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm