Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Top 9 nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu đau rát, tiểu có cảm giác khó chịu là một căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Dưới đây là 9 nguyên nhân quan trọng được xem là nguy cơ chủ yếu gây ra hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ.

Tiểu rắt là một vấn đề liên quan đến tiết niệu phổ biến, có thể xảy ra ở mọi nhóm người. Tình trạng này khiến người gặp phải đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít, thậm chí là không có giọt nào dù cơ thể cảm thấy buồn tiểu. 

So với nam giới, nữ giới thường trải qua tần suất mắc tiểu rắt cao hơn. Mặc dù tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ không nguy hiểm, nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của phái nữ. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới.

Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ do mãn kinh

Theo Viện Đái tháo đường & Tiêu hóa và Bệnh thận tại Mỹ (NIDDK), nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguyên nhân chính là do sự giảm sản xuất estrogen trong cơ thể, dẫn đến sự biến đổi pH âm đạo và làm đảo lộn sự cân bằng giữa vi khuẩn và nấm men âm đạo.

Đây là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Một số phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh có thể gặp tình trạng teo âm đạo, điều này có thể gây ra những vết thương nhỏ gần niệu đạo, làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiểu.

tieu-rat-tieu-buot-o-phu-nu 1.jpg
Mãn kinh gây tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ

Do vấn đề táo bón

Một nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu mà nhiều người chưa biết đó là tình trạng táo bón. Táo bón làm cho bàng quang không còn đủ không gian để chứa nước tiểu, điều này làm cho vi khuẩn khó phát triển và dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Thêm vào đó, khi bị tiêu chảy hoặc đại tiện không tự chủ, vi khuẩn từ phân lỏng có thể xâm nhập vào cả âm đạo và niệu đạo, tăng khả năng gây nhiễm trùng đường tiểu. Vì vậy, việc vệ sinh cơ thể từ trước và sau sau khi đi vệ sinh là cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn di chuyển và gây nhiễm trùng.

tieu-rat-tieu-buot-o-phu-nu 2.jpg
Táo bón khiến bàng quang không còn đủ chỗ để chứa nước tiểu dẫn đến nhiễm trùng

Bệnh đái tháo đường

Theo NIDDK, khi nồng độ đường trong máu tăng cao, hàm lượng đường dư thừa sẽ được loại bỏ qua đường tiểu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quá mức của vi khuẩn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây viêm đường tiết niệu với biểu hiện tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ. Hơn nữa, người mắc bệnh đái tháo đường thường có hệ thống miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nhiễm trùng phát triển mạnh.

Do các sản phẩm băng vệ sinh dành cho phụ nữ

Băng vệ sinh, đặc biệt là tampon bẩn có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, để ngăn ngừa tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, nên thay tampon ít nhất mỗi 4 giờ. Tùy theo lượng hành kinh mà bạn nên sử dụng và thay băng vệ sinh phù hợp, tránh để qua đêm. Điều tốt nhất là nên thay băng vệ sinh, tampon sau khoảng 4 đến 6 giờ sử dụng.

Nhịn tiểu

Theo các nghiên cứu, việc nhịn tiểu trong khoảng thời gian từ 6 giờ trở lên có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ thậm chí dẫn đến tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Vì vậy, trong các hoạt động như du lịch hay trong môi trường đặc biệt, không nên kìm nén tiểu quá lâu để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

tieu-rat-tieu-buot-o-phu-nu 4.jpg
Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ

Lựa chọn đồ lót không thoải mái

Việc mặc đồ lót của phụ nữ có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu và khiến cho tình trạng tiểu rắt tiểu buốt xảy ra. Vì vậy, nên chọn mặc đồ lót làm từ chất liệu thoáng khí như cotton để ngăn ngừa sự tích tụ độ ẩm, từ đó ngăn vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, các chất tẩy rửa, nước xả vải được sử dụng để giặt đồ lót cũng có thể gây dị ứng, khiến âm đạo bị tổn thương, dẫn đến tình trạng tiểu buốt tiểu rắt. Khi gặp tình trạng này ở mức độ nhẹ, bạn có thể tìm hiểu cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà để khắc phục.

Mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận được tạo thành từ các khoáng chất cứng trong thận, có thể gây cản trở cho đường tiết niệu và luồn nước tiểu. Sỏi thận có khả năng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiết niệu. Khi có dấu hiệu tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ, nên thăm khám để kiểm tra tình trạng thận, và nếu phát hiện sỏi thận, can thiệp sớm là điều quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Do mất nước

Việc duy trì sự cân bằng nước không chỉ giúp giảm cảm giác khát mà còn giúp giảm nguy cơ bị tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ. Khi tiểu thường xuyên, cơ thể có khả năng loại bỏ các vi khuẩn có thể tồn tại trong đường tiết niệu. Vì vậy, nên uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

tieu-rat-tieu-buot-o-phu-nu 3.jpg
Uống nước kích thích đi tiểu thường xuyên giúp loại bỏ các vi khuẩn trong đường tiết niệu

Đi tiểu trước khi quan hệ

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of General Internal Medicine vào năm 2008 cũng đã chỉ ra rằng, quan hệ tình dục có liên quan đến nguy cơ mắc tình trạng tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ sau mãn kinh, bao gồm cả phụ nữ ở độ tuổi cao.

Theo các chuyên gia tiết niệu tại Mỹ, hiện tượng này có thể xuất phát từ việc vi khuẩn bị đẩy vào niệu đạo trong quá trình giao hợp và dẫn đến tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ. Nếu bạn không nhịn tiểu trước khi quan hệ, sẽ có đủ nước trong bàng quang để tạo lực đẩy mạnh, giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng cho lý thuyết này, nhưng các chuyên gia y tế đều đồng tình rằng, không cần thiết phải đi tiểu trước khi quan hệ nếu bạn không thấy cần, vì việc này không ảnh hưởng đáng kể đến việc ngăn ngừa tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ sau giao hợp. Tuy nhiên, việc tiểu sau khi quan hệ lại có lợi hơn.

Vi khuẩn gây ra viêm đường tiết niệu thường tồn tại tự nhiên trong khu vực được gọi là "đáy chậu" - vùng giữa hậu môn, âm đạo và niệu đạo. Quan hệ tình dục có thể khiến vi khuẩn từ các vùng này "di chuyển" vào bàng quang qua ống niệu đạo. Vì vậy, để giảm thiểu khả năng bị tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ, việc tiểu sau khi quan hệ tình dục là cần thiết.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về top 9 nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu buốt ở nữ giới.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm