Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tràn dịch khớp cổ chân là một trong những tổn thương phổ biến, gây đau đớn khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong khi vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến xấu và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại, vận động của người bệnh.
Biểu hiện của tình trạng tràn dịch khớp cổ chân là gây đau nhức, cứng khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn và làm giảm khả năng hoạt động. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị tràn dịch cổ chân, người bệnh nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng ảnh hưởng đến khả năng đi lại về sau.
Tràn dịch khớp là tình trạng bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp hơn so với mức bình thường, dẫn đến tích tụ dịch tại một vị trí và gây đau nhức, cản trở sự vận động. Hiện tượng tràn dịch khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ví dụ như khớp vai, khớp gối, khớp cổ chân,…
Nhiều người bệnh rất lo lắng khi bị tràn dịch khớp cổ chân vì bệnh gây nên những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, nhất là khi người bệnh vận động, bước lên, bước xuống cầu thang,… cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn không nên chủ quan với triệu chứng cứng khớp do căn bệnh này gây ra vì đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh vận động khó khăn. Nếu gặp những triệu chứng kể trên, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng như điều trị sớm.
Dịch khớp cổ chân ứ đọng lại ở chỗ nào thì khu vực đó có dấu hiệu sưng tấy, phù nề, thậm chí, một số người còn gặp tình trạng cổ chân bầm tím,… Những người có tiền sử nhiễm khuẩn khớp còn kèm theo các triệu chứng đặc trưng như sốt cao li bì, cơ thể mệt mỏi.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tràn dịch khớp cổ chân bao gồm:
Các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vết thương ở cổ chân sẽ gây nên tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc khớp, dẫn đến tình trạng bị tràn dịch khớp cổ chân. những đối tượng rất dễ bị tràn dịch khớp do nhiễm trùng gồm bệnh nhân bị tiểu đường, viêm khớp hoặc bị nhiễm HIV, những người đã thay khớp nhân tạo,…
Viêm khớp làm cho hệ thống miễn dịch tác động đến mạch máu, gây giãn nở mạch máu, khiến các mô bao quanh sẽ tăng tiết dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, túi chứa dịch sẽ được hình thành tại vùng khớp bị viêm gây đau đớn và sưng tấy nghiêm trọng, rất dễ gây ra hiện tượng tràn dịch nếu không được hút dịch khớp cổ chân kịp thời.
Người bị u nang hoạt dịch sẽ gặ tình trạng tích tụ chất lỏng bên trong khớp và tạo thành các u nang. Khi u nang vỡ, dịch sẽ tràn vào khớp gây sưng tấy, đau nhức, ảnh hưởng đến việc đi lại.
Một nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bị tràn dịch là bị chấn thương cổ chân. Khi có một lực tác động mạnh lên cổ chân sẽ gây tổn thương dây chằng, xương và sụn khớp, khiến khớp mất đi các cấu trúc ổn định, khiến nguy cơ tiết dịch tăng gây nên tình trạng tràn dịch khớp cổ chân.
Càng lớn tuổi, chúng ta càng dễ mắc các bệnh về xương khớp do hệ thống xương bị “lão hóa”, không còn chắc khỏe như xương khớp của người trẻ nên dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp - một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân.
Các bệnh lý như gút, tiểu đường, béo phì,… là nguyên nhân gây tổn thương đến cấu trúc xương khớp, dẫn đến khả năng bị tràn dịch cổ chân cao.
Tình trạng tràn dịch cổ chân sẽ có các triệu chứng sau:
Ngày nay, việc phát hiện, chẩn đoán các vấn đề về xương khớp dê dàng nhờ rất nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời.
Việc chẩn đoán được thực hiện như sau: Bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho người bệnh để tìm hiểu các triệu chứng, qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm để phát hiện được dịch khớp, chẩn đoán nguyên nhân và các tổn thương kèm theo nếu có bằng các thăm dò còn lại.
Ngoài ra, dựa vào tính chất dịch khớp có thể giúp xác định nguyên nhân tràn dịch khớp cổ chân và các vấn đề về xương khớp mà bệnh nhân đang gặp phải bao gồm bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương,… Nhưng phương pháp này thường ít làm nếu dịch khớp ít.
Có nhiều cách điều trị khác nhau tùy vào từng mức độ của bệnh, cụ thể gồm:
Bạn có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà đơn giản sau đây nếu mức độ tổn thương nhẹ:
Chườm lạnh
Cách chườm lạnh phù hợp với các vết thương cấp tính, có tác dụng giảm sưng đau và làm dịu da. Bệnh nhân nên chườm đá mỗi lần 20 phút và lặp đi lặp lại trong vài ngày để cải thiện tình trạng tràn dịch khớp cổ chân và giúp nhanh lành vết thương. Để tránh gây bỏng lạnh, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc dùng khăn lạnh rồi mới đắp lên.
Nghỉ ngơi
Để giúp nhanh hồi phục vết thương, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, không nên vận động nhiều để cổ chân được hồi phục trong vòng 48 giờ sau khi bị chấn thương. Vết thương sẽ nghiêm trọng hơn khi đi lại nhiều, gây tác động lên cổ chân.
Băng cổ chân
Một cách giúp giảm sưng khá hiệu quả là băng lên cổ chân bị tổn thương. Tuy nhiên nên dùng băng thun và không băng quá chật để tránh cản trở máu lưu thông.
Nâng chân lên cao
Động tác nâng chân lên cao giúp giảm đau và sưng do hạn chế lưu lượng máu chảy xuống cổ chân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giơ chân cao hơn tầm 8 - 12cm vì giơ chân quá cao sẽ dẫn đến tê chân và gây đau nhức hơn.
Để giảm đau và không co cứng khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống viêm, giảm phù nề và thêm thuốc kháng sinh nếu vết thương đã bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, người bị viêm dạ dày cần thận trọng với các loại thuốc trên và không được lạm dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Với bệnh nhân bị nặng, dịch tràn nhiều cần phải hút, có thể áp dụng phương pháp ngoại khoa là hút dịch khớp cổ chân. Cách này ít gây tác dụng phụ nhưng có nguy cơ tái phát bệnh cao. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm gây tê dọc theo đường mà kim chọc hút dịch sẽ đi và bắt đầu hút. Dựa vào số lượng, màu sắc, độ nhớt,… của dịch khớp đã được hút ra, bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh. Nếu sau 24 giờ, tại vị trí hút bị viêm hoặc bị chảy dịch, bệnh nhân cần tái khám ngay lập tức.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tràn dịch khớp cổ chân và ảnh hưởng của bệnh đối với khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn và sinh hoạt bình thường.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.