Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị trật xương nguyệt cổ tay, cảm giác đau đớn, khó chịu khiến nhiều người lo ngại về ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay sau này và không biết điều trị bằng cách nào hiệu quả. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xương nguyệt cổ tay đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng cử động của tay. Khi bị trật xương nguyệt cổ tay, nếu điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phục hồi. Do đó, bạn không nên chủ quan, lơ là mà cần đặc biệt thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị hợp lý.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xương nguyệt cổ tay là gì? Xương nguyệt là thuật ngữ y học dùng để chỉ xương ống cổ tay ở bàn tay con người, được nhận biết bởi độ lõm sâu và đường viền hình lưỡi liềm, nằm ở trung tâm của hàng xương cổ tay gần nhất, giữa xương trụ, xương quay và bàn tay. Khi bị trật xương nguyệt cổ tay tức là xương nguyệt bị lệch khỏi vị trí ban đầu, tách rời với khối xương cổ tay và xương quay.
Nguyên nhân thường là do việc duỗi cổ tay quá mức và nghiêng trụ từ một cơ chế năng lượng cao như ngã từ trên cao xuống, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao như đánh cầu lông bị đau cổ tay, nâng một vật quá nặng hoặc có thể ở một số người làm ở lĩnh vực nghề nghiệp dùng cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng, công nhân may,…
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng như: Thoái hóa khớp, tổn thương dây thần kinh giữa, hoại tử vô mạch xương nguyệt hoặc xương thuyền làm trật xương nguyệt cổ tay.
Nếu nhận biết ngay từ sớm, việc điều trị trật xương nguyệt cổ tay sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Vậy tình trạng này có triệu chứng như thế nào? Nếu gặp phải một số dấu hiệu sau đây, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác:
Khi thấy có dấu hiệu bị trật xương nguyệt cổ tay, bạn cần sơ cứu sai khớp đúng cách tại nhà để không làm tay bị trầm trọng hơn, đồng thời giúp việc chữa trị sau này trở nên dễ dàng hơn. Theo các bác sĩ, khi bị trật xương nguyệt cổ tay, bạn cần được hỗ trợ sơ cứu như sau:
Sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách. Bạn lưu ý không nên tự ý áp dụng các biện pháp chữa bệnh theo mẹo dân gian mà chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
Những dấu hiệu, triệu chứng của trật xương nguyệt cổ tay như trên thường khá giống với một số bệnh về xương khớp khác. Do đó, để nhận biết chính xác và có phương án điều trị đúng, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán.
Hiện nay, phương pháp chẩn đoán trật xương nguyệt cổ tay phổ biến nhất là chụp X-quang thường quy cổ tay ở cả tư thế trước sau, tư thế bên và nghiêng. Thông qua việc này, bác sĩ sẽ đánh giá mối quan hệ giữa xương quay, xương nguyệt và các xương cổ tay trên phim nghiêng. Nếu trật xương nguyệt thì xương nguyệt bị xoay khỏi trục bình thường và sẽ có hình dạng như tách trà.
Trật xương nguyệt cổ tay không những gây đau cho người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều trị càng sớm càng tốt sẽ giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra. Hiện nay, phương pháp điều trị thường là nắn kín và nẹp cố định trong trường hợp xương nguyệt bị trật nhẹ, có thể phục hồi, nếu bị nặng thì cần phải thực hiện phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ nắn lại khớp cổ tay sao cho chúng nằm đúng vị trí, sau đó dùng nẹp chuyên dụng cố định cổ tay, tránh trường hợp người bệnh di chuyển khớp cổ tay nhiều làm cho vết thương khó lành.
Tùy vào tình trạng tổn thương của từng người bệnh, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo đai cố định bằng cách sử dụng dây buộc trên cổ, cố định cổ tay phía trước ngực. Ngoài ra, ở phần sưng đau lân cận, chườm đá là cách giảm đau nhức khớp được bác sĩ khuyên nên áp dụng.
Với trường hợp trật xương nguyệt cổ tay nghiêm trọng, việc áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Cách thực thực hiện thường là rạch một đường ở cổ tay, tiến hành nối các xương lại vị trí bình thường, cải thiện các vấn đề ở dây chằng hoặc các tổn thương ở các cấu trúc xung quanh xương nguyệt cổ tay.
Như vậy, với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng trật xương nguyệt cổ tay cũng như các phương pháp sơ cứu và điều trị đúng cách, hiệu quả. Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cử động của tay, do đó bạn không nên chủ quan, lơ là mà cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu, sớm thăm khám kịp thời để chữa trị đạt kết quả nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.