Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sai khớp không chỉ gây đau đớn mà có thể để lại biến chứng ảnh hưởng tới vận động của người bệnh. Mời các bạn đọc bài viết ngắn dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về cách sơ cứu sai khớp và áp dụng trong đời sống hàng ngày.
Sai khớp hay trái khớp là một tổn thương ngoại khoa thường gặp, đặc biệt ở đối tượng thường xuyên vận động nhiều chẳng hạn như vận động viên. Nói chung sai khớp gây đau và ít gây tổn thương nghiêm trọng trong một vài lần đầu. Nhưng nếu nhiều lần, khi vận động dạng quá độ so với tiêu chuẩn ổ khớp lại xuất hiện sai khớp tái diễn, hạn chế rất lớn với hoạt động thể dục thể thao hay các hoạt động thể lực nặng hàng ngày. Và phương pháp sau đó cần áp dụng là phẫu thuật.
Vậy trước tình huống sai khớp trong đời sống, chúng ta phải xử lý thế nào? Sơ cứu sai khớp ra sao? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp tất cả qua bài viết sau đây bạn nhé!
Sai khớp là tình trạng các đầu xương di chuyển ở vị trí bất thường, không còn ở vị trí giải phẫu, làm cho các mặt khớp lệch khỏi vị trí bình thường, gây ra các chuyển động bất thường của khớp.
Nguyên nhân gây sai khớp có đến 80 – 90% là các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn từ quá trình tập luyện thể dục thể thao như đá bóng, đánh bóng chuyền,… Sai khớp có thể do ngoại lực tấn công trực tiếp, tỷ lệ sai khớp do cơ chế này thì ít gặp, nhưng thường nặng nề như sai khớp hở, sai khớp kèm gãy xương, tổn thương mạch máu.
Cơ chế lực gián tiếp thì thường gặp hơn, như khi ngã chống tay ra sau dễ bị trật khớp vai hoặc khớp khuỷu, hoặc khi lực chấn thương tác động lên cẳng chân, đùi có thể gây sai khớp háng. Ngoài nguyên nhân chấn thương, còn một tỉ lệ nhỏ các nguyên nhân khác như sai khớp bẩm sinh, sai khớp vai do liệt cơ, sai khớp do viêm chỏm xương đùi, viêm khớp háng,…
Sai khớp thì có thể xảy ra ở tất cả các khớp, nhưng thường hay gặp nhất ở các khớp có biên độ vận động lớn, khớp hoạt dịch, khớp có bao khớp lỏng lẻo như khớp vai, khớp háng, khớp khuỷu, khớp cùng vai đòn,…
Triệu chứng của sai khớp tùy vào vị trí khớp bị sai mà có các biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung đều có một số đặc điểm chung dễ nhận biết như sau:
Không chỉ gây đau, và bất thường trong vận động, sai khớp còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Tổn thương dây thần kinh như trong sai khớp vai dễ bị tổn thương dây thần kinh nách, làm liệt các cơ delta. Tổn thương mạch máu ít gặp hơn, thường do các mạch máu bị co kéo hoặc do nắn chỉnh sai khớp không đúng cách làm tổn thương thành mạch, gãy xương cũng là một biến chứng hay gặp khác như vỡ bờ ổ chảo xương cánh tay, vỡ các mỏm xương nhỏ,… Các biến chứng này có thể do cách sơ cứu ban đầu sai.
Vậy sơ cứu sai khớp gồm những bước nào? Khi tiến hành cứu ban đầu sai khớp, các bạn thực hiện 4 bước sau:
Để người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp vừa có tác dụng giảm đau vừa làm đầu xương đỡ di lệch nhiều, hạn chế các tổn thương thứ phát. Bất động khớp bị trật để khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn bằng cách nẹp cố định bằng các dụng cụ sẵn có như que, gậy,… sau đó dùng vải, băng, hoặc quần áo để buộc cố định chi thể đó lại. Chú ý, bạn hoàn toàn không nên cố gắng bẻ, nắn chỉnh khớp để đưa khớp về vị trí ban đầu, hoặc cố vận động khớp, chi thể mặc dù khó khăn, những điều này chỉ làm người bệnh đau hơn, có thể còn gây sai khớp nặng hơn thậm chí tổn thương mạch máu, thần kinh.
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, giảm sưng nề. Bạn nên dùng các túi chườm lạnh nhanh, nếu không có thì lấy đá lạnh cho vào khăn hoặc túi để chườm, không chườm trực tiếp đá lên dễ gây tê cóng và làm co mạch. Ngoài ra bạn có thể kết hợp dùng các thuốc xịt giảm đau để tăng hiệu quả giảm đau. Trong những ngày đầu, nên chườm đá mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần kéo dài từ 20 đến 30 phút. Cần tránh thoa các loại dầu nóng hoặc dùng nhiệt hoặc mật gấu trong 24 giờ đầu vì nó dễ làm cho tình trạng sưng nề tăng lên.
Sử dụng băng thun quấn nhẹ nhàng giúp vùng tổn thương giảm sưng nề hơn và mau hồi phục. Lưu ý không nên quấn băng quá chặt tay làm hạn chế tuần hoàn lưu thông vùng băng, làm giảm nuôi dưỡng cho chi thể. Cần luôn kiểm tra các đầu ngón tay, chân xem tê bì hay tím lạnh không, nếu có thì cần lập tức nới lỏng băng thun ra ngay.
Để vùng tay hay chân bị tổn thương lên cao so với tim. Đây cũng là một cách để tăng cường máu tĩnh mạch dồn về tim, hệ tuần hoàn, giúp giảm sưng nề.
Ngay sau khi thực hiện các bước sơ cứu sai khớp trên, bạn cần đến cơ sở y tế để xác định mức độ tổn thương, tìm phương pháp điều trị thích hợp nhất. Không nên chủ quan để lâu, vì nó dễ gây cứng khớp, khó nắn chỉnh khớp trở lại vị trí ban đầu được.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.