Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn ba mẹ phải làm sao?

Ngày 17/07/2023
Kích thước chữ

Trẻ 2 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, đòi hỏi sự chăm sóc và dinh dưỡng đúng cách. Tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, đứng ngồi không yên. Việc tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phù hợp là điều cần thiết trong lúc này. Tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn khiến nhiều bậc cha mẹ lo ngại vì không chỉ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tổng thể của bé. Để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe cho con yêu của bạn, hãy cùng tìm hiểu và áp dụng những biện pháp giải quyết tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn nhé.

Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn là sao?

Theo các chuyên gia, trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn, nguyên nhân là do dạ dày của bé chưa tạo góc cong như người lớn, cộng thêm hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện, dạ dày dễ bị kích thích gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, các bà mẹ không cần lo lắng nếu bé nôn trớ mà không có các triệu chứng như đau bụng, sốt, mệt mỏi hay tiêu chảy. Khi bé lớn lên, hệ tiêu hóa phát triển toàn diện, tình trạng nôn trớ này sẽ tự động mất đi.

 Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn ba mẹ phải làm sao? 2
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn là tình trạng thường thấy

Tuy nhiên, trong trường hợp bé ăn vào mà bị nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường, các mẹ cần chú ý quan sát và đưa bé đến bệnh viện ngay.

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nôn trớ ở trẻ 2 tuổi.

  • Cho bé ăn quá nhiều: Một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn trớ là do bị ép ăn quá nhiều. Lo ngại bé đói mà ép bé ăn nhiều hơn cần thiết khiến bé cảm thấy sợ thức ăn, gây ra tình trạng nôn trớ. Để giảm tình trạng này, hãy chia nhỏ bữa ăn và đảm bảo bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, hãy tạo khoảng thời gian hợp lý giữa các bữa ăn chính và bữa phụ.
  • Bé bị ép ngủ sau khi no bụng: Thói quen bắt bé đi ngủ ngay sau khi ăn cũng có thể làm bé nôn trớ. Khi bé vừa ăn xong và bị ép ngủ, lượng dịch tiêu hóa không đủ để xử lý thức ăn, gây ra cảm giác buồn nôn và khó chịu. Hãy để bé có thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi đi ngủ.
  • Dị ứng thức ăn: Một nguyên nhân khác khiến trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn có thể là do dị ứng với thành phần trong thực phẩm. Các biểu hiện của dị ứng thức ăn bao gồm nôn, buồn nôn, nổi mẩn đỏ, ngứa, đau bụng, tiêu chảy và ngất. Trong trường hợp nôn do dị ứng thực phẩm, mẹ cần dừng ngay thực đơn hàng ngày và loại bỏ những thức ăn gây dị ứng khỏi chế độ ăn của bé. Ngược lại, trong trường hợp trẻ có biểu hiện phù nề, khó thở, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám và điều trị.
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn ba mẹ phải làm sao? 3
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
  • Ngộ độc thực phẩm: Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 12 tiếng, bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được chăm sóc kịp thời và điều trị.
  • Nếu trẻ 2 tuổi bị nôn vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc nhiễm khuẩn cấp tính như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh viêm màng não hay viêm phổi. Theo chuyên gia, khi cơ thể bị bệnh, vi khuẩn trong đường tiêu hóa có thể phát triển, gây ra tình trạng nôn trớ, khó tiêu, táo bón và các triệu chứng khác.
  • Bị trúng gió cũng có thể làm bé 2 tuổi nôn nhiều liên tục. Với sự hiếu động của trẻ, khi bé thích chạy nhảy và vui chơi ngoài trời, bé dễ gặp phải gió lạnh gây hại. Điều này có thể khiến bé nôn ói và thậm chí ốm nhiều ngày. Vì vậy, nếu bé 2 tuổi nôn nhiều liên tục kèm theo biểu hiện trúng gió, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Cách xử lý tình huống trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn 

Để xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ 2 tuổi, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Chuẩn bị khăn và vệ sinh sạch sẽ: Khi trẻ nôn trớ, hãy chuẩn bị sẵn khăn và vật dụng vệ sinh để lau sạch miệng và mặt bé. Nếu cần, thay quần áo cho bé để đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh xốc bé lên: Mẹ tuyệt đối không nên xốc bé lên khi bé đang nôn trớ, vì điều này có thể khiến dịch nhầy chảy ngược vào phổi, gây hại cho bé. Hãy giữ bé ở tư thế thoải mái và an toàn.
  • Vuốt nhẹ và trò chuyện: Mẹ có thể vuốt nhẹ lưng hoặc ngực của bé theo chiều từ trên xuống dưới. Đồng thời, kết hợp trò chuyện với bé để bé quên đi cảm giác sợ hãi khi nôn.
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn ba mẹ phải làm sao? 4
Cách xử lý tình huống trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn 
  • Nhẹ nhàng và không quát mắng: Khi bé 2 tuổi ăn vào là bị nôn, mẹ hãy nhẹ nhàng và không lớn tiếng quát mắng bé. Tránh làm bé khóc, vì việc khóc có thể kéo dài tình trạng nôn trớ.
  • Trở lại chế độ ăn uống: Sau khoảng 12 - 24 giờ, nếu tình trạng nôn giảm, mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường. Tuy nhiên, hãy chọn những loại thực phẩm dễ tiêu và đảm bảo đủ dinh dưỡng.
  • Bổ sung men vi sinh: Đối với trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm tình trạng nôn ói.

Trẻ 2 tuổi nôn liên tục khi nào cần gặp bác sĩ?

Bé 2 tuổi ăn vào là nôn thường có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây, mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị tốt hơn:

  • Thấy máu trong chất nôn;
  • Tiêu chảy dữ dội kèm sốt cao;
  • Chất nôn có màu xanh lá cây hoặc đen;
  • Sưng bụng kèm theo nôn ói;
  • Mạch yếu và mệt mỏi kéo dài.

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn

Để phòng ngừa tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn, mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Không ép bé ăn nhiều và nhanh: Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu của bé, không ép buộc bé ăn nhiều quá sức, đồng thời tạo môi trường thoải mái và không tạo áp lực cho bé khi ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải và dễ tiêu hóa hơn. Mẹ nên chia bữa ăn thành các phần nhỏ và cho bé ăn từ từ, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé.
  • Đảm bảo thực phẩm vệ sinh: Chế biến và bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh là điều rất quan trọng để tránh tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn. Mẹ nên chú trọng đến việc chế biến thực phẩm đúng cách, lựa chọn nguyên liệu tươi sạch và bảo quản thực phẩm đúng quy trình.
Trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn ba mẹ phải làm sao? 5
Cách phòng ngừa tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn
  • Tránh thức ăn khó tiêu: Mẹ nên hạn chế cho bé ăn những loại thức ăn khó tiêu như thức ăn nhiều chất béo, thực phẩm có nhiều gia vị, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên tập trung vào việc cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng.
  • Cung cấp đủ nước: Bổ sung nước đầy đủ là một yếu tố quan trọng để duy trì quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Hãy đảm bảo bé uống đủ nước trong ngày, có thể cho bé uống nước, nước ép hoặc sữa.

Tình trạng trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn hoàn toàn có thể được khắc phục thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, thay vì lo lắng quá mức, mẹ cần bình tĩnh xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng nôn ói kéo dài và đi kèm với dấu hiệu sốt cao, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin