Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ 4 tuổi bị nôn: Nguyên nhân và cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ

Ngày 17/07/2023
Kích thước chữ

Trẻ 4 tuổi bị nôn do nguyên nhân nào và cách xử lý ra sao? Hãy đọc bài viết này của nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này nhé.

Trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ nhỏ, không ít lần các bậc phụ huynh đã phải đối mặt với những tình huống khó khăn và bất ngờ. Một trong những tình huống thường gặp đó là trẻ 4 tuổi bị nôn.

Để cải thiện tình trạng này, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây nôn ở trẻ. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ 4 tuổi bị nôn.

Nguyên nhân nào khiến trẻ 4 tuổi bị nôn?

Ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng nôn liên tục ở trẻ 4 tuổi có thể là biểu hiện của ngộ độc thức ăn hoặc của bệnh viêm dạ dày - ruột. Để xử lý tình huống này, mẹ cần phân biệt rõ hai nguyên nhân và áp dụng biện pháp phù hợp.

Trong trường hợp ngộ độc thức ăn: Thường sau vài giờ sau khi ăn một loại thức ăn đã hỏng, trẻ sẽ bắt đầu nôn trớ. Đặc điểm của triệu chứng này là trẻ nôn từ 5 đến 30 phút một lần nhưng không sốt và đi ngoài phân lỏng. Sau khi cơ thể loại bỏ hết chất độc (thường sau khoảng 12 giờ), trẻ sẽ không còn nôn nữa.

Trong trường hợp bệnh viêm dạ dày - ruột: Triệu chứng không chỉ dừng lại ở nôn mà còn đi kèm với những biểu hiện khác, chẳng hạn như có sốt cao và nôn trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 3 ngày. Hơn nữa, tiêu chảy có thể xảy ra trong hai ngày đầu tiên.

Trẻ 4 tuổi bị nôn: Nguyên nhân và cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ 4
 Trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm/viêm dạ dày - ruột

Từ những triệu chứng này, mẹ có thể phân biệt xem trẻ có bị ngộ độc hay viêm dạ dày - ruột bằng cách quan sát xem trẻ có sốt, nôn và tiêu chảy hay không.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ 4 tuổi có thể bị ho và nôn đi kèm với sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng và giấc ngủ không sâu.

Bệnh đường tiêu hóa

Trẻ 4 tuổi bị nôn sau khi ăn rất có thể là do mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như:

Trẻ 4 tuổi bị nôn: Nguyên nhân và cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ 3
Trẻ 4 tuổi bị nôn có thể liên quan đến việc mắc các bệnh đường tiêu hoá

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể liên quan đến việc sử dụng kháng sinh và một số loại thuốc khác gây rối loạn tiêu hoá, kích thích đến dạ dày và ruột.

Yếu tố tâm lý

Trẻ 4 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể là do có sự tác động tâm lý gây sợ hãi, ức chế, phấn khích. Tuy nhiên, mẹ không nên để tình trạng này xảy ra thường xuyên.

Mẹ cần làm gì khi trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều?

Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây khiến trẻ 4 tuổi bị nôn, nhà thuốc Long Châu gợi ý mẹ một số biện pháp xử lý phù hợp:

  • Đảm bảo trẻ không nằm ngửa mà nằm nghiêng và quay đầu sang một bên. Đặt gối cao khoảng 30 độ để đảm bảo trẻ không bị sặc chất nôn.
  • Súc miệng cho trẻ bằng nước ấm ngay lập tức. Sau đó, hãy thay quần áo và vệ sinh sạch sẽ khu vực nôn.
  • Đảm bảo cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, dễ nuốt và chia nhỏ các bữa ăn.
Trẻ 4 tuổi bị nôn: Nguyên nhân và cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ 4
Mẹ nên cho trẻ 4 tuổi bị nôn ăn thức ăn dễ tiêu, dễ nuốt
  • Tránh thúc ép trẻ ăn quá mức để tránh tình trạng sợ hãi và nôn lại.
  • Khi trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục, mất đi lượng nước và các chất khoáng cần thiết. Vậy nên, mẹ có thể từ từ bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước lọc nguội hoặc sử dụng Oresol theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Trẻ bị nôn nhiều không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng mà còn làm suy giảm sức khỏe. Mẹ nên thêm vào chế độ dinh dưỡng của bé một sản phẩm giúp củng cố hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho bé.

Lưu ý: Nếu tình trạng nôn của trẻ tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp.

Cách xử lý trẻ 4 tuổi bị nôn trớ trong các trường hợp khác

Đau bụng và nôn

Trong trường hợp trẻ bị đau bụng và nôn, mẹ cần lưu ý các điểm sau đây:

  • Trấn an và an ủi trẻ để giảm hoảng loạn và lo lắng.
  • Không sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, vì điều này có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán.
  • Nếu trẻ bị đau bụng và nôn kèm theo tiêu chảy, mẹ không nên dùng thuốc chống nôn hoặc thuốc cầm tiêu chảy, dễ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và độc tố, làm tình trạng đau bụng và nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi trẻ đã ngừng nôn, mẹ nên cho trẻ uống dung dịch Oresol từng ngụm nhỏ, mỗi lần 50 - 100ml. Mẹ cũng có thể thay thế Oresol bằng nước ấm để giảm đau bụng cho trẻ.
Trẻ 4 tuổi bị nôn: Nguyên nhân và cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ 5
Có thể cho trẻ 4 tuổi bị nôn uống Oresol để bù lượng nước đã mất

Nếu trẻ 4 tuổi bị nôn và đau bụng trong thời gian dài hơn 24 giờ, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán.

Nôn ra máu

Trẻ 4 tuổi bị nôn ra máu là một tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày - ruột hoặc do nôn quá nhiều gây tổn thương niêm mạc thực quản dẫn đến tình trạng chảy máu.

Khi mẹ phát hiện tình trạng này ở trẻ, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc tự ý điều trị tại nhà có thể làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ 4 tuổi bị nôn trớ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra trong các trường hợp sau đây:

  • Trẻ nôn mửa liên tục không ngừng và có các triệu chứng đi kèm như sốt cao, đau bụng, tiêu chảy,...
  • Bé trở nên quá kích thích, như khóc, la hét, cáu gắt,... hoặc trẻ bị ngất xỉu, mất ý thức, co giật,...
  • Dịch nôn của bé có máu hoặc đi ngoài ra máu, đồng thời có triệu chứng đau quặn bụng.
  • Nôn mửa sau khi trẻ gặp chấn thương đầu, bị ngã hoặc va đập vào đầu,... cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có chẩn đoán chính xác.
Trẻ 4 tuổi bị nôn: Nguyên nhân và cách xử trí dành cho các bậc cha mẹ 6
Nên đưa trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục khi có các triệu chứng khác đi kèm

Trẻ 4 tuổi bị nôn không phải là một hiện tượng hiếm gặp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của con. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý, chủ động trong vấn đề chăm sóc trẻ. Ngay khi thấy trẻ có biểu hiện nôn liên tục kèm theo sốt cao, đau bụng, tiêu chảy hoặc khi có các dấu hiệu bất thường khác như khóc, la hét, co giật, ngất xỉu, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin