Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Thực đơn ăn uống hiệu quả

Ngày 25/11/2024
Kích thước chữ

Táo bón là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong giai đoạn từ 7 tháng tuổi khi trẻ đang trong thời gian đầu làm quen với thực phẩm rắn. Tình trạng này không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu mà còn gây lo lắng cho cha mẹ khi đối mặt với câu hỏi: “Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì?”. Để giải quyết hiệu quả, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và lựa chọn những thực phẩm hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trong hành trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi những lúc lo lắng về vấn đề tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là táo bón. Với trẻ 7 tháng tuổi, việc bổ sung thức ăn dặm có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chính vì mà nhiều phụ huynh thắc mắc “Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì để cải thiện?”. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp dinh dưỡng hiệu quả, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn và phát triển khỏe mạnh trong bài viết sau nhé!

Thói quen đi ngoài của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức

Trước khi xác định liệu trẻ có bị táo bón hay không, cha mẹ cần quan sát kỹ thói quen đi ngoài của bé. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thường có phân mềm, màu vàng và tần suất đi ngoài có thể thay đổi từ vài lần mỗi ngày đến chỉ một lần trong 7 - 10 ngày. Tần suất đi ngoài này sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và chế độ ăn của từng trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức, phân thường đặc hơn, có màu nâu đậm hoặc màu nâu như lông lạc đà (màu Camel), phân giống bột nhão và mùi khó chịu hơn so với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tần suất đi ngoài của trẻ cũng giảm dần sau vài tuần đầu, từ năm lần mỗi ngày xuống còn 1 lần/1 ngày khi trẻ lớn hơn.

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Thực đơn ăn uống hiệu quả 1
Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức, phân thường đặc hơn, có màu nâu

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi

Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu xuất hiện khi bé chuyển sang ăn dặm. Những thay đổi trong chế độ ăn và việc tiêu thụ thức ăn dạng rắn là nguyên nhân phổ biến. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi mà cha mẹ cần lưu ý.

Hệ tiêu hóa phải làm quen với thức ăn rắn

Việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm rất dễ gây ra hiện tượng hệ tiêu hóa chưa quen với các loại thực phẩm mới. Đây là giai đoạn cơ thể bé phải học cách tiêu hóa thức ăn dạng rắn. Cha mẹ vẫn nên chuẩn bị thức ăn mềm, dễ tiêu và tăng dần độ đặc để hỗ trợ dạ dày của trẻ có thể thích nghi kịp thời.

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Thực đơn ăn uống hiệu quả 4
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh

Thay đổi lượng thức ăn dạng lỏng được hấp thụ

Việc giảm hấp thụ chất lỏng có thể làm phân cứng và khó đào thải hơn. Trong thời gian trẻ ăn dặm, các phụ huynh nên bổ sung nhiều nước hơn để cân bằng với thức ăn đặc. Ngoài ra, nếu bé đang mọc răng hoặc bị ốm vặt, các bé sẽ uống ít nước hơn làm tình trạng táo bón biến chứng nghiêm trọng.

Thiếu chất xơ

Thiếu chất xơ là nguyên nhân thường gặp khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với thực phẩm có chất xơ nên khả năng phân hủy và hấp thụ bị hạn chế rất nhiều. Phụ huynh nên theo dõi lượng chất xơ và bổ sung nước đầy đủ để giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn trong giai đoạn này.

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Thực đơn ăn uống hiệu quả 2
Thiếu chất xơ là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị táo bón

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì?

Khi trẻ 7 tháng bị táo bón, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ:

Khoai lang

Khoai lang rất giàu chất xơ và vitamin, giúp làm mềm phân và dễ tiêu hóa. Bạn có thể hấp hoặc nướng khoai lang, sau đó nghiền nhuyễn và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khoai lang không chỉ giúp giảm táo bón mà còn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ. Bạn có thể thử kết hợp khoai lang với các loại rau củ khác để tạo ra món ăn đa dạng và hấp dẫn hơn cho bé.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp kích thích nhu động ruột. Bạn có thể nấu cháo hoặc bột ăn dặm với rau mồng tơi. Đảm bảo rau được nấu chín mềm và nghiền nhuyễn để trẻ dễ ăn và tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau mồng tơi với các loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò để tăng cường dinh dưỡng cho bé.

Chuối chín

Chuối là loại quả dễ tiêu hóa và giàu chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Bạn có thể nghiền nhuyễn chuối và cho trẻ ăn trực tiếp hoặc trộn với bột ăn dặm. Chuối cũng cung cấp nhiều kali, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể trẻ. Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể kết hợp chuối với sữa chua hoặc các loại trái cây khác như táo, lê.

Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Thực đơn ăn uống hiệu quả 3
Chuối chứa nhiều kali và chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón

Quả bơ

Bơ là loại quả giàu chất xơ và chất béo lành mạnh, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Bạn có thể nghiền nhuyễn bơ và cho trẻ ăn trực tiếp hoặc trộn với các loại thực phẩm khác như sữa chua hoặc bột ăn dặm. Bơ cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho bé.

Sữa chua

Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón. Bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua không đường hoặc sữa chua dành riêng cho trẻ nhỏ. Sữa chua cũng cung cấp canxi và protein, tốt cho sự phát triển của trẻ. Để làm phong phú thêm khẩu phần ăn, bạn có thể kết hợp sữa chua với các loại trái cây như chuối, táo, hoặc lê.

Ngoài ra, hãy đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước và khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin hữu ích về tình trạng táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi. Từ cách nhận biết đến nguyên nhân và những loại thực phẩm có thể giúp bé hết táo bón. Nhà thuốc Long Châu hy vọng các gia đình có con nhỏ sẽ biết được khi trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin