Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

Ngày 28/05/2022
Kích thước chữ

Trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ là một vấn đề răng miệng mà trẻ thường gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do ba mẹ quá chủ quan về việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hiểu đúng về viêm tủy răng ở trẻ em sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Răng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc xay nhuyễn thức ăn. Nếu răng không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến sâu răng, không điều trị kịp thời nghiêm trọng hơn là dẫn đến ăn mòn tủy răng. Do đó ba mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu sâu răng, ăn mòn tủy răng để phòng ngừa cho con nhỏ.

Tại sao trẻ bị sâu răng ăn vào tủy?

Trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ là hiện tượng vi khuẩn tấn công và phá hủy lớp men và lớp ngà răng, từ đó răng bị ăn mòn và làm phá hủy toàn bộ cấu trúc răng gây nên viêm tủy xương. Nếu không được điều trị kịp thời, để lâu có thể dẫn đến tình trạng răng bị chết. Những chiếc răng chết tủy không được loại bỏ sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và gây áp xe chân răng hoặc nhiễm trùng máu. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, sâu răng xâm nhập vào tủy răng là một tình trạng cần được chú ý.

Trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào? 1 Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy là do vi khuẩn phá lớp men và ngà răng tấn công vào bên trong tuỷ

Nguyên nhân sâu răng vào tuỷ

Sâu răng ăn vào tuỷ chủ yếu là do mọi người quá chủ quan, khi hình thành các đốm đen trên thân răng, chúng có thể lan sâu đến tủy khiến tủy bị viêm. Ngoài ra, khi điều trị răng sâu nếu không được điều trị dứt điểm thì vi khuẩn còn sót lại trên răng sẽ xâm nhập sâu và tấn công phá hủy tủy răng. Tủy răng sẽ bị viêm sau đó bị thối và dẫn đến răng chết tủy. Do đó, điều trị tủy răng cho trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ không hề đơn giản, lúc này cần được điều trị cụ thể từ bác sĩ nha khoa.

Dấu hiệu nhận biết

Tùy theo giai đoạn bệnh mà các triệu chứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ sẽ gặp phải các dấu hiệu như sau: 

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ cảm thấy răng ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Thỉnh thoảng cơn đau răng chỉ thoáng qua. Người bệnh thường có phản ứng tránh nhai về phía răng đau nên những dấu hiệu này không rõ ràng và thường bị bỏ qua.
  • Giai đoạn tiến triển: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, răng càng đau nhức, cơn đau có thể âm ỉ vài ngày. Hoặc cơn đau theo từng đợt và có thể lan đến đầu. Cơn đau thường dữ dội hơn vào ban đêm. Trong thời gian này, uống thuốc giảm đau có thể làm giảm cơn đau một ít. Cơn đau dữ dội lan ra khắp khu vực nên rất khó xác định răng nào đang bị tổn thương. Đau răng quá nhiều còn gây mất ngủ, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
  • Giai đoạn nặng: Nếu răng sâu ăn vào tuỷ không được điều trị thì sẽ không thấy đau nữa, do lúc này tủy răng đã chết, miệng thường có mùi hôi do thức ăn mắc kẹt trong hốc sâu răng và các răng xung quanh có thể do không nhai được ở phía răng bị đau. Sau một thời gian, răng của bệnh nhân có thể bị mẻ và gãy, trên nướu có thể xuất hiện những đốm trắng hoặc túi mủ, mặt thường sưng tấy.

Giải pháp điều trị sâu răng vào tuỷ

Thăm khám và chụp X-quang

Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám cho trẻ bị sâu răng ăn vào tủy. Để chẩn đoán chính xác, trẻ sẽ được chụp X-quang sau đó được lên kế hoạch điều trị cụ thể cho từng giai đoạn .

Sửa soạn ống tủy

Bác sĩ sẽ sử dụng một mũi khoan đặc biệt để tạo một lỗ nhỏ trên răng. Đây là đường dẫn đến buồng tủy. Bác sĩ sử dụng trợ giúp đắc lực của máy định vị chóp và hình ảnh trên phim X-quang để xác định chiều dài của răng cần điều trị tủy. Tiến hành lấy tủy răng bằng hệ thống hiện đại, sau đó bơm rửa sạch sẽ buồng tủy và ống tủy.

Trám ống tủy

Ống tủy sau khi được các bác sĩ tiến hành làm sạch cẩn thận sẽ được trám bít. Trẻ sẽ được chụp X-quang một lần nữa để bác sĩ khẳng định ống tủy đã được bịt kín đúng cách hay chưa. 

Trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào? 2 Tùy vào vấn đề răng sâu vào tủy của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp

Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng

Sau khi chữa tủy răng cho trẻ bị sâu răng ăn vào tủy, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ như thế nào với ba mẹ. Phụ huynh cần theo dõi cơn đau của trẻ sau khi trám răng, theo dõi chế độ ăn uống của trẻ và nhắc nhở trẻ sử dụng thuốc đúng như lời bác sĩ đã dặn. Nếu trẻ xuất hiện những cơn đau kéo dài sau khi chữa trị thì cần đưa đến bác sĩ.

Phòng ngừa sâu răng ăn vào tuỷ cho trẻ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng răng sữa có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn nên chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên, chính sự lơ là này có thể gây ra những rắc rối cho trẻ như viêm tủy răng sữa. Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo các bậc cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ. Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ nhỏ chưa biết đánh răng, ba mẹ hãy dùng gạc ướt để lau răng cho trẻ sau khi ăn.

Chế độ ăn của trẻ nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều phẩm màu,... Thức ăn ngọt là nguyên nhân của nhiều vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Tạo thói quen cho trẻ đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để xác định ngay những vấn đề răng miệng. Đừng đợi đến khi con bạn bị sâu răng mới đi khám nha sĩ. Ở lứa tuổi nhỏ, thói quen tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng còn rất kém, vì vậy các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Xây dựng thói quen tốt cho trẻ, loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đây là cách duy nhất để phòng cho trẻ bị sâu răng ăn vào tủy và để con bạn có răng vĩnh viễn sau này.

Trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào? 3 Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách giúp trẻ tránh bị sâu răng vào tuỷ

Có thể nói, trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ là vấn đề thường gặp. Đây cũng là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh lý tủy răng ở trẻ em và cách phòng ngừa để tránh sâu răng tái phát gây ra biến chứng nguy hiểm.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin