Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt

Ngày 22/07/2023
Kích thước chữ

Cà rốt là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe con người. Vậy trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không?

Khi dùng cà rốt đúng cách thì rất có lợi đối với sức khỏe như nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh do thiếu vitamin A, các vấn đề về tim mạch… Tuy nhiên, không ít người thắc mắc trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả lời này nhé.

Những lợi ích của cà rốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ

Đã có rất nhiều ý kiến và thắc mắc về việc trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Thực tế, có 2 lợi ích của cà rốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Cụ thể như sau:

Cà rốt hỗ trợ trị táo bón

Cà rốt là một loại thực phẩm tốt có công dụng hỗ trợ trị táo bón ở trẻ nhỏ. Cà rốt có một nguồn chất xơ dồi dào, vì thế lượng chất xơ này khi vào trong đường ruột có tác dụng hút nước và trương nở, việc này sẽ tạo khối cho phân khiến cho phân mềm ra. Từ đó làm cho quá trình đẩy phân ra ngoài của trẻ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Cà rốt hỗ trợ trị tiêu chảy

Thành phần pectin có trong cà rốt khi ở trong đường ruột sẽ trương nở ra thành dạng keo, có tác dụng làm dịu nhu động ruột, điều này sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng tiêu chảy. Không những thế, chất pectin này cũng xây dựng lên một môi trường tốt cho vi khuẩn nội sinh phát triển, đồng thời vi khuẩn ngoại lai cũng như vi khuẩn lên men thối tại ruột già cũng sẽ bị ức chế.

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt 1
Cà rốt có thể hỗ trợ trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không?

Cà rốt mang lại 2 lợi ích cho hệ tiêu hóa của trẻ, do đó trẻ bị táo bón nên ăn cà rốt, tuy nhiên phải cho trẻ ăn đúng cách với lượng vừa đủ.

Tuy cà rốt rất giàu chất xơ nhưng đa phần là chất xơ không hòa tan. Vì vậy, khi trẻ ăn cà rốt với lượng nhiều mà không uống nhiều nước, thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường ruột. Qua đó, gây ra hiện tượng táo bón cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn cà rốt với lượng vừa phải, hợp lý, chia thành nhiều bữa và không ăn quá 150g/tuần. Bên cạnh đó phải cho trẻ uống nước thường xuyên trong quá trình điều trị táo bón để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt 2
Với thắc mắc trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Câu trả lời là có

Một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt

Trẻ bị táo bón có thể ăn cà rốt để hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt, cụ thể:

Không nên ăn cà rốt sống

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn cà rốt sống thì mức độ hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể khoảng 10%. Còn đối với cà rốt đã được nấu chín thì khả năng hấp thụ các dưỡng chất sẽ được tăng cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu cà rốt không được nấu chín, lớp vách tế bào của loại củ này lại rất cứng, thành phần vitamin A cũng như các thành phần khác của cà rốt không dễ bị giải phóng.

Không ăn cà rốt trong thời gian quá lâu

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Tuy là nên ăn, nhưng không nên ăn nhiều cà rốt trong thời gian quá lâu, bởi vì nó không những không trị được táo bón mà còn gây ra nhiều chứng bệnh khác.

Khi ăn quá nhiều cà rốt thì thành phần beta carotene sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể. Điều này gây ra tình trạng táo bón, vàng da, chán ăn, khiến lượng lipid trong máu bị tăng lên, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ. Vì thế, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ bị táo bón ăn cà rốt khoảng 150g trong 1 tuần.

Không hầm cà rốt quá lâu hoặc quá kỹ

Khi nấu cà rốt cho trẻ thì không nên hầm quá kỹ. Bởi vì vốn trong cà rốt có nhiều thành phần natri, nên khi nấu quá kỹ hoặc quá lâu thì thành phần này sẽ trở thành chất nitri - một loại chất gây độc. Loại chất độc này khi vào cơ thể với lượng ít thì ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, nếu nitri vào cơ thể với lượng nhiều thì có thể gây ra hiện tượng tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ.

Không nấu cà rốt với nội tạng động vật

Trong khi chế biến cà rốt, tuyệt đối không được nấu cà rốt với nội tạng động vật cho trẻ bị táo bón, đặc biệt là gan. Bởi vì gan động vật có chứa lượng kim loại cao, nhất là đồng và sắt. Mà các thành phần có trong cà rốt sẽ làm oxy hoá, khiến cho công dụng của ion các kim loại này bị giảm đi. Bên cạnh đó, khi nấu cà rốt với gan động vật còn dẫn đến hiện tượng rối loạn hấp thụ sắt trong cơ thể.

Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt 3
Tuyệt đối không nấu cà rốt với nội tạng động vật bởi nó gây hại cho sức khỏe trẻ

Không nấu cà rốt với hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như ngao, sò, ốc, hến, tôm… khi nấu chung với cà rốt không những không có công dụng với việc điều trị táo bón, mà còn làm cho bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ví dụ như thành phần kitin có trong vỏ tôm có khả năng tiêu hóa. Nhưng khi ăn trong trạng thái bị táo bón thì làm cho hệ tiêu hoá không hoạt động đúng với chức năng bình thường.

Không để lại lá sau khi mua về

Nhiều người khi mua cà rốt thường mua những củ còn lá, mang về bảo quản trong tủ lạnh để một thời gian mới đem ra dùng. Điều này làm cho các vitamin, muối khoáng và cả nước dần chuyển từ củ sang lá, khiến cho các chất dinh dưỡng từ củ dần bị mất đi, làm cho mềm ra, rút ngắn thời gian sử dụng. Cà rốt sẽ không còn chất dinh dưỡng.

Một số lưu ý khác

Bên cạnh những lưu ý trên, thì có một số lưu ý khác mà các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm:

  • Các mẹ nên lựa chọn những loại củ cứng chắc, thẳng, bề ngoài vỏ trơn láng, màu cam của cà rốt càng đậm càng tốt bởi vì nó chứa nhiều thành phần beta carotene.
  • Trước khi chế biến, cần rửa sạch và gọt vỏ, cắt bỏ 2 đầu để tránh các chất độc hoá học còn đọng lại trên cà rốt như thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng…
  • Cần phân biệt giữa cà rốt ta với cà rốt Trung Quốc bởi cà rốt ta tốt hơn cà rốt Trung Quốc. Cà rốt ta có màu đậm, củ nhỏ, có cuống và lá. Ngược lại cà rốt Trung Quốc củ to, bóng loáng, không có cuống và lá, nếu để lâu phần đầu thường sẽ bị đen.
  • Nếu tình trạng táo bón kéo dài thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị sớm.
  • Các mẹ có thể sơ chế cà rốt thành những món khác nhau để hỗ trợ trị táo bón cho trẻ như cháo cà rốt, nước ép cà rốt hoặc sinh tố cà rốt với mật ong…
  • Bên cạnh ăn cà rốt, các mẹ cũng nên bổ sung các vị chất, lợi khuẩn trong các thực phẩm ăn mỗi ngày của bé, nhằm giúp trẻ lập lại hệ cân bằng vi sinh trong ruột, hạn chế được hiện tượng táo bón ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Một số lưu ý khi trẻ bị táo bón ăn cà rốt 4
Các mẹ có thể chế biến cà rốt thành cháo cà rốt để trẻ dễ tiêu hóa

Như vậy, trẻ bị táo bón có nên ăn cà rốt không? Câu trả lời là có nhưng phải đúng cách và đúng với lượng dùng. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thêm những thông tin, kiến thức về cách sử dụng cà rốt sao cho hợp lý khi trẻ bị táo bón.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.