Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ biếng ăn hay nôn trớ nếu kéo dài sẽ để lại nhiều ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, dẫn đến suy dinh dưỡng và kèm theo tâm lý sợ ăn trong suốt những năm đầu đời.
Trẻ biếng ăn nôn trớ trong thời gian dài sẽ làm cho bé mất cảm giác thèm ăn, ăn ít và hình thành tâm lý sợ ăn, đây chính là vấn đề gây ám ảnh đối với nhiều bố mẹ có con nhỏ. Tuy vậy vẫn có cách khắc phục hiệu quả tình trạng này của trẻ nếu phụ huynh xác định được nguyên nhân trẻ biếng ăn qua những biểu hiện cụ thể ở từng cấp độ khác nhau, để có giải pháp phù hợp để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trẻ biếng ăn hay nôn trớ, đặc biệt là trong 1 năm đầu đời, dưới đây là những lý do thường gặp các bố mẹ cần lưu ý.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bị biếng ăn cũng có nguyên nhân từ di truyền bẩm sinh, nếu bố mẹ mắc chứng biếng ăn thì tỷ lệ cao trẻ cũng bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tâm lý sợ ăn và hay nôn trớ.
Trẻ biếng ăn sinh lý là trường hợp phổ biến nhất, vì con bắt đầu bước vào cột mốc phát triển thể chất qua các dấu hiệu mọc răng, tập lẫy, biết bò, biết đi,… Lúc này con sẽ trở nên lười ăn hơn, tình trạng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sau đó con sẽ nhanh chóng thích nghi trở lại cuộc sống bình thường. Tùy thuộc vào độ tuổi và quá trình phát triển của con mà có các giai đoạn biếng ăn sinh lý khác nhau.
Hầu hết trẻ chán ăn, lười ăn đều mang tâm lý sợ ăn uống vì bố mẹ thường xuyên la mắng và bắt ép trẻ phải ăn, hình thành cho trẻ cảm giác sợ khi thấy đồ ăn hoặc chỉ có cảm giác buồn nôn thậm chí là chán ăn mất ngủ. Các bố mẹ cần thay đổi phương pháp tiếp cận với trẻ, giữ tinh thần thoải mái cho trẻ khi ăn. Tình trạng này có thể xảy ra từ khi bé còn rất nhỏ, thậm chí có trường hợp biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi.
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nôn ói, táo bón, tiêu chảy,… làm trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé. Lúc này các bố mẹ không nên cố gắng ép trẻ ăn hoặc bú mà cần đưa bé đi tái khám để có sự tư vấn cải thiện đúng cách.
Nhiều bố mẹ chủ quan, không xây dựng cho con thói quen ăn đúng cách. Bé vừa nằm vừa ăn, vừa đùa giỡn vừa ăn, vừa xem tivi vừa ăn,… khiến bé không tập trung vào ăn uống và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, chưa kể còn hình thành tâm lý lười ăn, nôn trớ,… hoặc nguy hiểm hơn có thể làm trẻ bị sặc thức ăn,…
Trẻ trong những năm đầu đời, thời gian của trẻ gần như là dành để ngủ, nên nhiều lúc trẻ mê ngủ sẽ bỏ qua cử ăn lâu dần hình thành thói quen lười ăn, ăn ít. Bên cạnh đó việc để trẻ ăn quá no, thời gian phân chia giữa các bữa ăn không hợp lý cũng làm trẻ bị nôn trớ vì dạ dày của bé vẫn chưa hoàn thiện nên các bố mẹ cần tránh để con ăn quá nhiều cùng một lúc.
Khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ, các bố mẹ cần khắc phục tình trạng này dựa theo nguyên nhân làm trẻ lười ăn ở từng bé, cụ thể:
Để đạt kết quả tốt trong việc cải thiện tình trạng biếng ăn hay nôn trớ của trẻ thì các phụ huynh cần phải kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ thông qua các nhóm thức ăn nên và không nên ăn như:
Vì hệ tiêu hóa của các bé vẫn còn yếu nên bố mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn các thực phẩm ăn uống có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng ở trẻ. Cụ thể, tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm khác nhau trong một ngày như ăn nhiều hải sản, các thực phẩm nguyên hạt, chứa nhiều đạm hoặc nhiều tinh bột,… Tất cả sẽ làm cho hệ tiêu hóa của con bị quá tải và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ cũng như sự phát triển tổng thể của con sau này.
Thay vào đó, các bố mẹ nên tập trung bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ vì đây là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy,… và giúp cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, đu đủ, các loại đậu, đặc biệt là chuối. Bên cạnh các nguồn thực phẩm tươi thì các sản phẩm từ sữa cũng là một lựa chọn tốt cho tiêu hóa của trẻ. Trong sữa chua chứa nhiều probiotics, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ngoài ra gừng cũng là gia vị được xem là liều thuốc hiệu quả trị các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, hội chứng ruột kích thích,… Do đó khi trẻ có dấu hiệu bất thường về đường ruột, bố mẹ có thể cho trẻ nếm một chút gừng để giảm các triệu chứng khó chịu.
Trẻ biếng ăn hay nôn trớ nếu không được can thiệp kịp thời rất dễ tác động đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của bé về sau này. Vì thế nếu trẻ có một số biểu hiện nghi ngờ thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp cải thiện để hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.