Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cha mẹ chắc hẳn đã từng không ít lần phiền muộn khi con bước vào các giai đoạn biếng ăn sinh lý. Trong những giai đoạn này, trẻ sẽ giảm lượng thức ăn hoặc bỏ ăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về các giai đoạn biếng ăn sinh lý của con trẻ và các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý diễn ra trong suốt quá trình lớn lên của trẻ. Do đó, biếng ăn sinh lý là một hiện tượng xảy ra tự nhiên ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể khiến tình trạng biếng ăn nặng hơn và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ là tình trạng trẻ bỏ ăn đột ngột do một số sự kiện phát triển tự nhiên như mọc răng, ăn dặm, tập đi,... Khác với biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày hoặc từ 1 - 2 tuần và sẽ tự hết.
Trẻ trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý sẽ có các dấu hiệu như sau:
Trẻ sẽ tò mò hơn về thế giới xung quanh nên thường xuyên thức giấc giữa đêm, quấy khóc và lười bú. Đây là giai đoạn trẻ đang tập lẫy và quan sát mọi vật. Trong thời gian này, trẻ cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn và cho con bú nhiều lần.
Trẻ bộc phát sự tò mò với mọi thứ xung quanh. Thay vì tập trung ăn sữa, trẻ sẽ tập trung hơn vào âm thanh, chuyển động và tiếng động. Do đó, ban ngày trẻ thường thiếu sữa nên sẽ thức giấc vào ban đêm do đói.
Vào giai đoạn 12 tuần tuổi, chuyển động tay của trẻ dần linh hoạt hơn. Trẻ cũng sẽ lật mình lần đầu tiên trong thời điểm này. Vì thế, trẻ thường xuyên sao nhãng việc ăn uống và tập trung vào việc khám phá, dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi. Ngoài biếng ăn sinh lý thì còn có thể xảy ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi.
Trẻ nhạy cảm hơn với âm thanh trong giai đoạn 19 tuần tuổi. Trẻ biết phản ứng khi mẹ gọi bằng cách quay đầu lại quan sát. Bên cạnh đó, trẻ cũng mút tay chân nhiều hơn nên sẽ giảm ăn lại.
Trẻ khi 6 tháng tuổi sẽ tập lăn, bò và bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, trẻ sẽ lười ăn hơn và mất nhiều thời gian hơn để làm quen với các loại thức ăn mới.
Khi trẻ bước vào giai đoạn 8 - 10 tháng tuổi sẽ học cách đứng vịn vào đồ vật và bò trườn nhiều hơn. Trẻ 8 tháng biếng ăn vì trẻ bắt đầu chán ăn các loại thức ăn loãng nên sẽ ăn ít hoặc thậm chí là không muốn ăn trong giai đoạn này. Cha mẹ nên chuyển sang cháo đặc, cắt giảm bữa đêm và tập trung vào các bữa ăn chính.
Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi đã có nhận thức hơn về giờ giấc sinh hoạt. Vì vậy, cha mẹ có thể tạo dựng một thói quen ăn uống khoa học cho con trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý này.
Trẻ từ 13 - 14 tháng tuổi bắt đầu hình thành sở thích ăn uống. Trẻ sẽ nhõng nhẽo bỏ ăn nếu như thức ăn không hợp khẩu vị. Do đó, cha mẹ nên chuẩn bị các loại thực đơn hấp dẫn để kích thích con ăn ngon miệng hơn.
Trẻ trong giai đoạn 15 - 16 tháng tuổi sẽ dần xây dựng thói quen sinh hoạt. Trẻ có thể trở nên biếng ăn nhưng cha mẹ có thể khắc phục bằng cách quy định giờ ăn và kỷ luật để trẻ hình thành lối sống khoa học.
Bé 18 tháng biếng ăn sẽ có các hành động chống đối chuyện ăn uống. Để vượt qua các giai đoạn biếng ăn sinh lý này, cha mẹ cần duy trì thói quen sinh hoạt kỷ luật thay vì quát mắng và ép trẻ ăn.
Trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý, việc giảm lượng thức ăn có thể khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên chia ra thành nhiều bữa ăn từ 6 - 8 bữa, rút ngắn khoảng cách giữa các bữa và có thể giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa nhỏ.
Cha mẹ nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Bởi vì hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn, trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng và ăn ngon miệng hơn. Các loại thực phẩm dễ tiêu có thể là cháo, súp, miến, đồ ăn xay nhỏ hoặc hầm,...
Trẻ cũng có thể bị hấp dẫn bởi các món ăn đẹp mắt và hấp dẫn. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý có thể diễn ra nhẹ nhàng hơn nếu cha mẹ áp dụng các cách sau:
Hiểu biết hơn về các giai đoạn biếng ăn sinh lý sẽ giúp cha mẹ xử lý tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ. Bởi vì các giai đoạn biếng ăn diễn ra rất nhanh chóng nên cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để giúp đỡ con và không cần quá lo lắng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.