Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cúm A ở trẻ em và những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn mà bố mẹ nên biết

Ngày 14/07/2023
Kích thước chữ

Các trường hợp cúm A ở trẻ đa phần là lành tính nhưng không vì thế mà bố mẹ chủ quan khi trẻ mắc bệnh. Việc phát hiện, điều trị bệnh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Hãy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà cùng Nhà thuốc Long Châu nhé!

Trẻ em là đối tượng dễ bị cúm do hệ miễn dịch đang còn yếu, tuy nhiên bệnh này có thể điều trị khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay đến bệnh viện nếu bố mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh cúm ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ là do virus gây nên. Các chủng virus thường gặp bao gồm: Human Respiratory Syncytial Virus, Rhinovirus, Coronavirus...

Đường xâm nhập của virus cúm vào cơ thể có thể thông qua giọt bắn từ miệng, mũi của người mắc bệnh cúm sang trẻ hay cũng có thể do trẻ dùng đồ chơi, đồ dùng, dụng cụ có dính virus.

Triệu chứng cúm A ở trẻ

Vậy triệu chứng của cúm A ở trẻ là gì? Trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình khi bị cúm A như:

Cúm A ở trẻ em và những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn mà bố mẹ nên biết 1
Sốt cao là một dấu hiệu hay gặp nhất ở trẻ bị cúm

Biến chứng của bệnh cúm A nếu không được điều trị

Cúm A là bệnh hay gặp ở trẻ và có thể tự khỏi sau từ khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, bố mẹ không được chủ quan bệnh lý này vì nó có khả năng biến chứng nguy hiểm và đe dọa sức khỏe của bé, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách:

Những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn

Bên cạnh tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ thì cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà cũng cần được bố mẹ chú ý.

Cách ly trẻ 

Cách ly trẻ em là một cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà đúng cách. Khi phát hiện trẻ bị cúm A, bố mẹ nên cho trẻ cách ly và chăm sóc ở phòng riêng ít nhất 7 ngày và không sử dụng chung đồ dùng, vật dụng với người khác. Vì vậy, bố mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng cá nhân riêng cần thiết cho trẻ. Các đồ dùng như chăn, khăn, ga giường, ly, cốc, bát, đũa… của trẻ cũng cần được khử khuẩn và vệ sinh tách riêng với các vật dụng của những thành viên khác trong gia đình.

Cúm A ở trẻ em và những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn mà bố mẹ nên biết 2
Những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn

Đeo khẩu trang cho trẻ

Khi chăm sóc cho trẻ, cả bố mẹ và trẻ đều phải đeo khẩu trang để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh do tiếp xúc. Sau đó, bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ cũng như khử khuẩn cẩn thận những vật dụng tiếp xúc với trẻ.

Thay vì khẩu trang vải, sử dụng khẩu trang y tế là lựa chọn tốt nhất cho trẻ vì trẻ có thể sẽ cần đeo khẩu trang nhiều ngày, cùng với các biểu hiện khó chịu của bệnh cúm A. Khẩu trang y tế có tác dụng giảm phát tán virus trong không khí khi trẻ hắt hơi, ho hiệu quả, đảm bảo vệ sinh nhưng lại thông thoáng, thoải mái và dễ thở.

Không cho trẻ em nằm máy lạnh

Nhiều bố mẹ thường cho con cái chơi và nghỉ ngơi trong phòng máy lạnh, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt cho con. Khi ở môi trường nhiệt độ thấp, trẻ rất dễ bị ho, đau họng, khó tiết mồ hôi, khô mũi hơn bình thường. Đặc biệt, điều này làm cho các triệu chứng của cúm A trở nên tồi tệ hơn, kéo dài quá trình phục hồi sức khỏe. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, mát mẻ. Trường hợp thời tiết quá nóng, bố mẹ có thể dùng quạt hoặc điều hòa nhưng tránh để điều hòa, quạt thổi trực tiếp vào trẻ.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Khi bị bệnh cúm A, trẻ sẽ có thể sốt cao, khó chịu, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi… Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, chất liệu mềm và thấm hút tốt để trẻ dễ chịu và thư giãn hơn, hỗ trợ cho quá trình phục hồi bệnh. Khi bị ốm, trẻ có nhu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Đặc biệt, bố mẹ không nên ép trẻ ngủ khi không buồn ngủ.

Cúm A ở trẻ em và những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn mà bố mẹ nên biết 3
Mặc cho trẻ bộ quần áo thoáng mát giúp trẻ dễ chịu hơn

Ăn uống đầy đủ chất

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ đang mắc bệnh. Vì vậy, khi trẻ bị cúm A, bố mẹ cần tăng cường các thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, cụ thể:

  • Rau củ: Bông cải, cải bó xôi, cải xanh, rau ngót, cà rốt, cà chua, bí đỏ… là những loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất cần thiết cho trẻ.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp sản sinh tế bào bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm: Cam, lê, chuối, nho, đu đủ, táo…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa kẽm như tôm, cua, cá, sữa, trứng… giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh.
  • Một số gia vị: Có tác dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm như gừng, tỏi, mật ong, hành…
  • Uống đủ nước: Trẻ có thể bị mất nước do các triệu chứng của cúm A. Kéo dài tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên cho con uống đủ nước mỗi ngày.
  • Cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng và thực đơn đa dạng: Khi bị ốm, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu nhằm giúp trẻ cảm thấy thèm ăn và ngon miệng.
  • Đảm bảo trẻ ăn đủ chất: Bố mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính cho trẻ bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin.
  • Với trẻ còn bú mẹ: Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu và bú nhiều lần. Tương tự ở trẻ lớn, mẹ nên chia thành các bữa nhỏ cho trẻ.
Cúm A ở trẻ em và những cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn mà bố mẹ nên biết 4
Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho trẻ qua các bữa ăn hàng ngày

Nhỏ mũi đúng cách

Nghẹt mũi là triệu chứng chính khiến trẻ bị khó thở. Vệ sinh mũi và nhỏ mũi đúng cách giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn và trẻ cảm thấy dễ thở hơn. Ngoài ra, nhỏ mũi còn giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy trong mũi của trẻ. Do đó, bố mẹ nên tham khảo cách nhỏ mũi đúng cách cho trẻ.

Các biện pháp phòng ngừa cúm A

Một số biện pháp phòng ngừa cúm A cho trẻ được các chuyên gia y tế khuyến cáo:

  • Tiêm vacxin phòng cúm cho trẻ.
  • Khi có người bị cúm, bố mẹ không nên trẻ tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Che miệng và mũi khi ho, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để hạn chế sự phát tán của vi khuẩn.
  • Vệ sinh khu vực nhà ở và nơi làm việc với các chất tẩy rửa lành tính.

Cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhưng cũng dễ chữa khỏi nếu ba mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin