Vùng kín là khu vực nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt, kể cả ở trẻ em. Tuy nhiên, không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng khi nhận thấy vùng kín của bé gái xuất hiện mùi hôi, thậm chí bé kêu đau hoặc có các dấu hiệu bất thường khác. Đây có thể là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, và làm thế nào để xử trí đúng cách?
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi gặp tình trạng đau vùng kín kèm có mùi hôi thì có sao không? Và cách xử trí như thế nào?
Trả lời:
Giải đáp bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My, chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới.
Trẻ đau vùng kín kèm có mùi hôi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp đưa ra phương pháp xử trí phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ đau vùng kín kèm mùi hôi
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:
Vệ sinh kém
Vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nhiễm vùng kín ở trẻ em. Một số thói quen vệ sinh sai lầm gồm:
Lạm dụng bỉm: Mặc bỉm suốt ngày, không thay thường xuyên hoặc không vệ sinh kỹ khi thay bỉm. Điều này tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Chưa biết cách vệ sinh vùng kín: Trẻ nhỏ thường chưa biết tự vệ sinh đúng cách như không rửa sạch sau khi tiểu tiện, không lau khô, hoặc lau ngược từ sau ra trước, dẫn đến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín.
Mặc quần áo không phù hợp: Sử dụng đồ lót ẩm ướt, chất liệu không thấm hút hoặc giặt chung với đồ người lớn cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Không vệ sinh tay sạch sẽ: Trẻ thường xuyên chạm vào vùng kín bằng tay chưa rửa sạch, mang vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào vùng nhạy cảm.
Nhiễm trùng thứ phát hoặc tác nhân bên ngoài
Vùng kín của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài:
Quần áo bó sát: Mặc đồ chật như quần jeans hoặc quần vải nylon gây cọ xát, kích ứng vùng da quanh âm hộ, từ đó dẫn đến viêm nhiễm.
Sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Xà phòng, dung dịch vệ sinh có chất sát khuẩn mạnh hoặc chứa hương liệu dành cho người lớn làm mất cân bằng pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Dị vật trong âm đạo
Trẻ nhỏ có thể vô tình đưa các dị vật vào âm đạo, như mảnh giấy, hoặc các vật nhỏ. Những dị vật này nếu không được phát hiện sớm có thể gây sưng viêm, chảy máu, tiết dịch mùi hôi và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Dính âm đạo
Khoảng 2% các bé dưới 6 tuổi bị dính môi âm hộ, khiến vùng kín khó vệ sinh kỹ càng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và cần được phát hiện, điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa.
Bị lạm dụng hoặc bạo hành
Trong một số trường hợp, trẻ bị tổn thương âm đạo do hành vi lạm dụng hoặc bạo hành. Điều này không chỉ gây viêm nhiễm mà còn khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục như trichomonas, chlamydia hoặc bệnh lậu.
Hướng xử trí
Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng đau vùng kín kèm có mùi hôi hoặc có thêm các biểu hiện dưới đây, phụ huynh nên đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tốt nhất:
Đau, ngứa vùng kín kéo dài.
Dịch tiết bất thường, có màu xanh, vàng, hoặc nâu.
Có dấu hiệu sưng đỏ, viêm nhiễm hoặc nghi ngờ có dị vật trong âm đạo.
Trẻ ngủ thường không ngon, không sâu giấc, khó ngủ, hay quấy khóc...
Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Tình trạng đau vùng kín kèm mùi hôi ở trẻ không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng, để lại di chứng lâu dài về sức khỏe… nếu không được xử lý kịp thời. Việc xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm sóc phù hợp là rất quan trọng. Trong mọi trường hợp nghiêm trọng hoặc kéo dài, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Chăm sóc sức khỏe vùng kín không chỉ đảm bảo sự thoải mái cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.
Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ đau vùng kín kèm có mùi hôi có sao không
Việc tiêm ngừa vắc xin không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm mà còn có thể giảm nguy cơ mắc một số tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp này, các loại vắc xin sau đây có thể liên quan đến việc phòng tránh hoặc giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe dẫn đến viêm nhiễm vùng kín:
Vắc xin HPV: Được khuyến cáo cho trẻ từ 9 tuổi trở lên, vắc xin phòng ngừa virus HPV (Human Papillomavirus) giúp bảo vệ chống lại các loại HPV, từ đó ngăn ngừa các bệnh do HPV gây nên gây như: U nhú, sùi mào gà sinh dục, và các nhóm bệnh ung thư: Tử cung, hầu họng, hậu môn, trực tràng, âm hộ, âm đạo…
Vắc xin viêm gan B: Virus viêm gan B có thể lây qua đường máu và các chất dịch cơ thể, trong đó có thể ảnh hưởng đến vùng kín nếu trẻ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm (bị lạm dụng, bạo hành…). Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B từ sơ sinh là giúp phòng tránh nhiễm virus viêm gan B, đã được thực hiện bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Vắc xin phòng phế cầu khuẩn: Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ nhỏ (do ổ di bệnh trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết bởi phế cầu khuẩn). Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm do tác nhân này, từ đó gián tiếp bảo vệ vùng kín khỏi tình trạng viêm nhiễm.
Vắc xin phòng bệnh đường ruột: Các bệnh lý tiêu hóa do Rotavirus hoặc các vi khuẩn đường ruột có thể dẫn đến tiêu chảy, vệ sinh kém, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát tại vùng kín do tiếp xúc từ hậu môn. Chủng ngừa vắc xin phòng Rotavirus, tả, thương hàn sẽ giúp giảm nguy cơ này.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.