Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức khỏe của bé phần nào được thể hiện qua màu sắc của phân. Nếu bé gặp phải vấn đề như rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thì phân của bé sẽ có màu khác lạ. Trẻ đi ngoài màu đen có sao không là thắc mắc các mẹ bỉm đặt ra.
Hệ tiêu hoá của trẻ ở những năm đầu đời thực sự chưa hoàn thiện. Đặc biệt lúc này bé có sức đề kháng khá yếu nên dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nhiều mẹ bỉm thường quan sát màu sắc phân của con mình để hiểu hơn về tình trạng sức khoẻ của con. Chỉ cần thay đổi sữa cũng khiến màu sắc phân bé thay đổi. Vậy trẻ đi ngoài màu đen có sao không?
Như đã đề cập, trẻ sơ sinh đến dưới 6 tuổi là giai đoạn hệ miễn dịch còn yếu và hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Một số căn bệnh mà trẻ dễ gặp phải kể đến như:
Hầu hết ai cũng có một lượng hơi tích tụ trong đường tiêu hoá. Tuy nhiên nếu bé ăn quá nhanh hay ăn phải những thực phẩm gây tích tụ khí thì sẽ gây đầy hơi, chướng bụng. Trẻ mắc phải tình trạng này rất khó chịu và sẽ ngay lập tức có dấu hiệu chướng bụng, chán ăn.
Một số bé có thể mắc trào ngược dạ dày thực quản. Bé có biểu hiện thường xuyên ợ chua, hay phun nhổ nước bọt. Nếu các mẹ bỉm không kịp chú ý và tiếp tục cho con ăn những thực phẩm khó tiêu hay cho bé ăn quá no thì chứng trào ngược dạ dày càng nặng thêm. Thông thường trẻ bị bệnh này sẽ rất biếng ăn và có cơ thể còi cọc nếu không điều trị sớm.
Trẻ đi ngoài màu đen thường là do đã bị ngộ độc và dẫn đến bị tiêu chảy. Nếu bé đi ngoài hơn 3 lần mỗi ngày kèm đau bụng thì khả năng cao đã ăn phải những thực phẩm nhiễm virus hay vi khuẩn trước đó. Khi bị tiêu chảy thường dễ bị mất nước, sốt nên cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay.
Trái ngược với tình trạng tiêu chảy là bé bị táo bón. Táo bón có thể do bé có thói quen nhịn tiểu, do tác dụng phụ của thuốc hay do duy trì chế độ ăn ít chất xơ. Lúc này bé sẽ rất khó để đi đại tiện và phân thường có máu xanh đậm, vón cục có thể kèm máu.
Hội chứng này có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy. Nguyên nhân có thể do bé có sự nhạy cảm nhất định với ruột. Buộc phải điều trị cho bé bằng thuốc, kiểm soát căng thẳng và xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học.
Màu sắc ở phân của trẻ sẽ phần nào thể hiện tình trạng sức khoẻ của bé. Khi bé đang bú sữa mẹ thì phân thường có màu “hoa cà hoa cải” hay đôi khi có màu xanh vàng. Nhưng nếu kết hợp hoặc cho bé bú sữa công thức thì phân sẽ có màu nâu nhạt hoặc vàng nâu. Một số loại sữa công thức có thể gây táo bón hay tiêu chảy ở bé nếu thành phần của sữa không hợp.
Điều khiến phụ huynh băn khoăn hơn là nhìn thấy trẻ đi ngoài màu đen. Lúc này thường ở giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, bắt đầu tập ăn rau củ, quả, tinh bột, thịt cá từ đó khiến phân của bé thay đổi rõ rệt. Thông thường khi bé bắt đầu biết ăn thì phân sẽ đặc hơn, màu sẫm hơn và nặng mùi.
Phân có màu đen là hiện tượng bình thường nếu mẹ đang bổ sung sắt cho con. Tuy nhiên sẽ bất thường nếu bé có kèm triệu chứng đau bụng, đi ngoài liên tục. Khả năng cao lúc này bé đã bị ngộ độc. Trường hợp phân lổn nhổn nhiều màu sắc và khối thì bé đang không tiêu hoá tốt thức ăn. Mẹ bỉm cần thay đổi chế độ ăn uống cho bé, ưu tiên chế biến các món ăn dễ tiêu hoá, mềm để bé dễ nuốt.
Ngoài ra nếu bé đang bị chảy máu đường tiêu hoá thì phân sẽ có màu đen kèm máu. Bé có nguy cơ bị bệnh dạ dày, tá tràng bị loét, chảy máu đường mật. Tóm lại ngay sau khi nhận ra thấy bé đi phân có màu đen, nặng mùi thì buộc phải đưa bé đi khám.
Quan sát phân của bé từ đó nắm rõ tình trạng cơ thể để con được đảm bảo sức khỏe là điều nên làm. Sau khi hiểu hơn về hiện tượng trẻ đi ngoài màu đen, bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu bé đang có vấn đề về tiêu hoá thì dinh dưỡng cần được chú trọng hơn hết. Một số thực phẩm nên ưu tiên bổ sung cho bé như:
Ngoài ra các mẹ nên ưu tiên chế biến các món luộc, hấp, nấu cháo, hầm nhừ cho bé. Cách chế biến này sẽ làm thực phẩm mềm và trẻ có thể dễ dàng tiêu hoá cũng như hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trẻ đi ngoài màu đen. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tình trạng này và có cho mình những chuẩn bị cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho con.
Xem thêm: Bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé? Cách đổi sữa công thức cho bé