Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là tình trạng khá thường gặp. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, trẻ có thể bị nghẹt đường thở. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về tình trạng này và biết chính xác trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?
Sữa là thức ăn chính của trẻ sơ sinh và là thức ăn dạng lỏng nên dễ gây sặc với các bé đang dần làm quen với chế độ ăn uống khác xa khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, tình trạng sặc sữa khá thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân gây sặc sữa là gì? Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?
Sặc sữa được coi là một “tai nạn” thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo định nghĩa trong y khoa, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa thay vì đi xuống thực quản sẽ trào ngược vào đường thở gây sặc, ngạt, khó chịu, tím tái thậm chí ngừng thở. Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, người mẹ không được chủ quan lơ là mà cần chú ý chăm sóc trẻ. Khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng dưới đây có nghĩa là bé đang bị sặc sữa:
Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ là gì? Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thường xuyên sặc sữa như:
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Câu trả lời chắc chắn là có. Sặc sữa thường xuyên xảy ra ở trẻ em và trong hầu hết đều là trường hợp nhẹ không đáng ngại. Nhưng khi tần suất sặc sữa quá dày đặc thì nguy cơ bị sặc sữa vào phổi cũng tăng lên. Sặc sữa vào phổi dễ làm trẻ thiếu oxy và ảnh hưởng đến tính mạng.
Sặc sữa nhẹ sẽ khiến bé khó chịu, nôn trớ, khiến cha mẹ tốn thời gian trong việc vệ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng với trường hợp sặc sữa nghiêm trọng hơn, sữa có thể tràn vào khí quản, phế nang phổi gây tắc đường hô hấp. Nó cũng có thể cản trở quá trình trao đổi khí, gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu không được xử lý kịp thời.
Không ít trường hợp trẻ sơ sinh gặp nguy kịch khi sặc sữa và được sơ cứu chậm hoặc sai cách. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ nên chủ động tìm hiểu cần làm gì khi trẻ sặc sữa để xử lý đúng cách.
Khi thấy con có triệu chứng sặc sữa, cha mẹ nên sơ cứu trẻ sặc sữa như sau:
Phòng luôn luôn tốt hơn chữa. Vì vậy, ngoài tìm hiểu nguyên nhân sặc sữa và cách sơ cứu khi sặc sữa, các bậc cha mẹ cũng cần biết cách giảm nguy cơ sặc sữa cho bé. Cụ thể là:
Nôn trớ sau khi bú hay sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng khó tránh khỏi. Hầu hết các trường hợp, sặc sữa không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng sặc sữa thường xuyên làm tăng nguy cơ ngạt đường thở, có thể đe dọa tính mạng trẻ. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Câu trả lời là rất nguy hiểm. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ hãy lưu ý những điều trên để giảm tối đa nguy cơ sặc sữa ở trẻ nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.