Vắc xin 5 trong 1 được khuyến cáo nên tiêm chủng khi trẻ đạt 2 tháng tuổi trở lên. Vậy trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và chưa được bảo vệ đặc hiệu nên rất dễ mẫn cảm với các tác nhân có hại từ bên ngoài. Mà hàng ngày, bé có thể tiếp xúc với vô vàn vi sinh vật có thể gây bệnh qua các đường hô hấp, tiêu hoá, niêm mạc... Tuy vậy, không phải em bé nào cũng được tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1 đúng lịch. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng, băn khoăn liệu trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Vắc xin đa giá 5 trong 1 là gì? Lịch tiêm như thế nào?
Hiện nay, 2 loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam là vắc xin ComBE Five của Ấn Độ và vắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp. Về cơ bản, 2 loại vắc xin đều có khả năng chống lại 5 căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao là ho gà, bạch hầu, uốn ván, các bệnh do vi khuẩn HiB gây ra (viêm màng não, viêm phổi), bại liệt (chỉ có trong Pentaxim) và viêm gan B (chỉ có trong ComBE Five).
Điểm khác biệt duy nhất của 2 loại mũi tiêm này là sau khi tiêm vắc xin ComBE Five, trẻ bổ sung thêm mũi vắc xin phòng bệnh bại liệt. Trong khi đó, khi hoàn thành tiêm chủng vắc xin Pentaxim, trẻ sơ sinh tiêm bổ sung vắc xin chống lại bệnh viêm gan B.
Trẻ cần tiêm đủ 3 hay 4 mũi tiêm để vắc xin đa giá 5 trong 1 tuỳ thuộc vào loại vắc xin nhằm phát huy được tối đa tác dụng sinh miễn dịch đặc hiệu để ngăn ngừa các nhóm bệnh trên. Cụ thể theo hướng dẫn lịch tiêm của Bộ Y Tế (Thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17/10/2017):
Liều đầu tiên được tiêm khi trẻ đạt đủ 2 tháng tuổi.
Liều thứ 2 sẽ được tiêm cách mũi đầu ít nhất 1 tháng, tức là khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Liều thứ 3 cách liều 2 ít nhất 1 tháng (với vắc xin ComBE Five thì cần 3 liều cơ bản).
Với vắc xin Pentaxim, liều nhắc lại cuối cùng cần được tiêm sau 1 năm, trong giai đoạn trẻ từ 16 - 18 tháng tuổi.
Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?
Vì nhiều lý do như sức khỏe của trẻ không đủ điều kiện tiêm chủng, cha mẹ quá bận rộn, hoặc hết vắc xin mà rất nhiều trẻ em muộn lịch tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1. Đây chính là lý do cho hàng ngàn câu hỏi xoay quanh chủ đề: “Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?”.
Về nguyên tắc, vắc xin chỉ có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất khi được tiêm đúng thời điểm và đủ liều. Như vậy, trẻ tiêm càng muộn thì khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh càng thấp, nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn so với những em bé được tiêm đầy đủ.
Do đó, nếu phát hiện bé yêu bị chậm lịch tiêm phòng, cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi tiêm bù (tiêm đuổi) lại càng sớm càng tốt.
Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn cần làm gì?
Trong trường hợp mũi tiêm bị khan hiếm hoặc chưa thể sắp xếp cho trẻ đi tiêm sớm, bạn cần áp dụng ngay các phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu sau để phòng bệnh cho con:
Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.
Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ trước và sau ăn, cũng như sau khi chơi đồ chơi.
Không để trẻ cho tay bẩn hoặc các vật không đảm bảo vệ sinh vào miệng.
Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là trong các mùa dịch.
Như vậy bạn đã được giải đáp thắc mắc trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không. Trên thực tế, nhiều cha mẹ vì lo sợ con bị nhiễm các căn bệnh nguy hiểm nên dù sức khỏe của trẻ không đảm bảo nhưng vẫn tiến hành tiêm chủng cho con. Đây là một quan niệm sai lầm. Khi em bé có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng hay bất thường nào, bố mẹ nên trao đổi, tham vấn với bác sỹ thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng để xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Đặc biệt các trường hợp dưới đây có thể không được tiêm hoặc hoãn tiêm ngừa vắc xin:
Trẻ có tiền sử bị dị ứng hoặc có phản ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin xảy ra trong những lần tiêm trước.
Trẻ bị sốt cao và đang trong giai đoạn hồi phục bệnh.
Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, dễ ốm vặt.
Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính chưa ổn định.
Các chống chỉ định khác tùy theo nhà sản xuất.
Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 như thế nào?
Để phát hiện sớm nhằm xử trí kịp thời những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1, cha mẹ nên lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:
Ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để các bác sĩ theo dõi phản ứng sau tiêm, đề phòng các biến cố bất thường có thể xảy ra.
Sau khi về nhà, bạn cần theo dõi trẻ ít nhất trong 24 giờ đầu, đặc biệt là khi về đêm.
Không đè lên vị trí tiêm hoặc chạm vào chỗ tiêm của trẻ khi bế, ẵm.
Tăng cường cho trẻ bú.
Tránh để trẻ nằm bú gây sặc sữa.
Không đắp bất cứ vật gì lên vết tiêm, ngay cả khi vị trí tiêm bị sưng tấy.
Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên chính là lời giải chi tiết nhất cho thắc mắc: “Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?”. Hãy đưa trẻ đến cở sở y tế gần nhà nhất khi cơ thể bé xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào như thở khò khè, tím tái, co giật, phát ban, bỏ bú, nôn trớ,... để tránh những tổn hại cho sức khỏe của con, bạn nhé!
Tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào là nơi cung cấp các loại vắc xin chính hãng, từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới, đạt chuẩn GSP trong lưu trữ, bảo quản và vận chuyển vắc xin. Quá trình tiêm chủng theo quy định của Bộ Y Tế. Trước, trong và sau tiêm đều được bác sĩ, điều dưỡng, tư vấn viên giàu kinh nghiệm tư vấn, khám sàng lọc, chỉ định vắc xin, tiêm, đồng thời phát hiện và xử trí những phản ứng sau tiêm tốt nhất có thể.
Hãy liên hệ ngay với Trung tâm tiêm chủng Long Châu qua số hotline 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn đặt lịch và nhận được những ưu đãi sớm nhất bạn nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.