Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào thời điểm giao mùa cùng tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Ngoài việc đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus, các bậc phụ huynh cũng nên thực hiện một số biện pháp khác để tăng sức đề kháng cho bé nhà mình.
Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc các bệnh thường gặp như sốt, cảm cúm, bệnh về hô hấp... Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu các phương pháp tăng đề kháng cho bé nhằm chống lại bệnh tật, giúp bé khỏe mạnh, vui chơi, học hành thoải mái.
Trong sinh hoạt hằng ngày, con trẻ luôn không ngừng tiếp xúc với môi trường xung quanh: Không khí, vật dụng, thức ăn… chúng có thể tiềm ẩn những mối nguy cho sức khỏe của bé như virus, vi khuẩn, nấm, mốc, ký sinh trùng,...
Khi các tác nhân gây hại này xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể và tiêu diệt những kháng nguyên ngoại lai này. Do đó, sức đề kháng là yếu tố quyết định đối với sự phát triển thể chất của con người, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú trọng trong việc tăng đề kháng cho trẻ để giúp con mình trở nên khỏe mạnh hơn.
Tăng sức đề kháng cho trẻ là rất cần thiết
Một bữa ăn đầy đủ, cân đối các loại thực phẩm sẽ bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về cả mặt thể chất và trí tuệ, góp phần nâng cao khả năng đề kháng, giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng, một chế độ ăn phù hợp giúp bé khỏe mạnh phải bảo đảm cân đối giữa 3 nhóm chất chính sau: Đường bột, chất đạm, chất béo.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần tăng cường rau củ quả trong khẩu phần ăn hằng ngày, đồng thời không cho trẻ hấp thụ thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt.
Xem thêm: Mẹo giúp trẻ thích ăn rau cực hay các phụ huynh phải biết
Ngoài việc thiết lập chế độ ăn với các nhóm chất chính trên, ba mẹ cũng cần cung cấp đủ vitamin A, C và các khoáng chất như Kẽm, Selen cho trẻ.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chức năng hệ miễn dịch, từ đó làm tăng sức chống chịu của các tế bào cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài. Phụ huynh có thể bổ sung các thực phẩm giàu viatmin A sau vào khẩu phần ăn: Thịt đỏ, gan động vật, cà rốt, khoai lang, rau ngót,...
Vitamin C có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và giúp phục hồi tế bào bị tổn thương một cách nhanh chóng. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như dâu tây cam, quýt, ớt xanh.
Trong khi đó, các nguyên liệu như cá, thịt nạc, lòng đỏ trứng chúa nhiều Kẽm và Selen sẽ đem lại khả năng kháng vi-rút hiệu quả giúp bảo vệ tốt sức khỏe của bé khỏi những bệnh truyền nhiễm cũng như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hay hô hấp.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé
Thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội hoặc chỉ đơn giản để trẻ chơi đùa, khám phá thiên nhiên trong khoảng thời gian hợp lý sẽ làm trẻ phát triển khỏe mạnh nhờ kích thích trẻ ăn ngon, từ đó hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, nâng cao khả năng miễn dịch.
Ngủ ngon, ngủ đủ giấc có tác động tích cực đáng kể vào sự phát triển cơ thể cũng như não bộ của trẻ. Ba mẹ nên luyện tập cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ; nên để bé ăn đủ no và không vận động quá nhiều vào buổi tối để bé không tỉnh giấc khi đang ngủ. Điều này sẽ góp phần hình thành hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng ở trẻ.
Các bậc cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh không gian trẻ hay sinh hoạt bằng cách thường xuyên lau dọn nhà cửa, mở cửa thông thoáng vào ban ngày để trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và triệt tiêu các mầm bệnh trong không khí. Lưu ý tuyệt đối không được hút thuốc vì khói thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ cũng như dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp khác.
Kể từ lúc mẹ đang mang thai đến lúc bé chào đời, hai mẹ con đều cần được cần tiêm phòng đầy đủ một số vaccine phòng bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm não, viêm gan siêu vi,...
Đồng thời, khi con sốt, ba mẹ không nên tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi, không đúng liều lượng không chỉ làm bệnh lâu khỏi mà còn có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh do cơ thể đã nhờn với thuốc. Việc này làm hệ miễn dịch của trẻ không còn khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn tốt như trước nữa và khiến trẻ hay mắc bệnh hơn.
Nhận ra những dấu hiệu của sức đề kháng yếu và điều trị kịp thời sẽ rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài ở trẻ.
Khi sức đề kháng kém, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, từ các bệnh thông thường như cảm cúm, ho, sốt đến những bệnh nguy hiểm hơn như sốt xuất huyết hay COVID-19.
Những bệnh trẻ thường mắc phải khi có sức đề kháng yếu
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc tăng đề kháng cho trẻ, hi vọng thông qua bài viết này, quý phụ huynh sẽ nắm được các kiến thức quan trọng để nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ, giúp bé con có sức khỏe tốt hơn, đặc biệt trong thời tiết giao mùa và đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp như thế này.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.