Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ tự kỷ có nói được không? Các cách giúp trẻ tự kỷ tập nói

Ngày 15/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết một trẻ có tình trạng tự kỷ hay không. Khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém là một trong những dấu hiệu đó. Cùng tìm hiểu cụ thể "trẻ tự kỷ có nói được không?" qua bài viết sau đây.

Nhiều người thường nhầm lẫn về vấn đề ngôn ngữ của trẻ tự kỷ là chậm nói hay không nói được. Chính vì thế mà có thắc mắc rằng trẻ tự kỷ có nói được không? Để giải đáp cho vấn đề này mời bạn đọc bài viết bên dưới nhé.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ, hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, là một nhóm các rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội, giao tiếp, và hành vi của người mắc. Có sự đa dạng về mức độ và đặc điểm của triệu chứng ở mỗi người mang chứng tự kỷ, vì vậy mỗi người tự kỷ có các dấu hiệu và mức độ của các dấu hiệu này khác nhau.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tạo lập và duy trì giao tiếp xã hội. Điều này thể hiện qua việc trẻ gặp khó khăn khi biểu cảm ngôn ngữ cơ thể hay khuôn mặt. Bên cạnh đó, trẻ cũng như gặp khó khăn trong việc chia sẻ niềm vui, sở thích hoặc thảo luận về các chủ đề chung nào đó. Trẻ cũng có thể phản ứng kỳ lạ hoặc trên mức bình thường đối với các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, mùi,...

tre-tu-ky-co-noi-duoc-khong-cac-cach-giup-tre-tu-ky-tap-noi 1
Trẻ tự kỷ có thể phản ứng trên mức bình thường trước nhiều sự việc

Các triệu chứng tự kỷ có thể nhận biết ở trẻ

Nếu nhận biết được các dấu hiệu cho thấy sự bất thường, dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ ở trẻ và can thiệp sớm, ba mẹ có thể giúp cho trẻ dễ dàng hòa nhập, cũng như cải thiện các vấn đề liên quan đến chứng tự kỷ sớm nhất có thể. Một số triệu chứng tự kỷ ở trẻ ba mẹ có thể lưu ý như sau:

Trẻ có bất thường về vấn đề giao tiếp

Vấn đề giao tiếp, đặc biệt là những khó khăn liên quan đến ngôn ngữ, có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề phát triển ở trẻ nhỏ. Những vấn đề này có thể bao gồm những điều như trẻ chậm nói, không thể nói câu chữ rõ ràng, hoặc thậm chí chỉ tạo ra những âm thanh vô nghĩa thay vì sử dụng ngôn ngữ.

Trong trường hợp trẻ có khả năng nói, câu nói thường trở nên đơn điệu, thiếu cảm xúc, thiếu diễn cảm. Điều này có thể xuất phát từ khả năng hạn chế trong việc hiểu và thể hiện cảm xúc, hoặc có thể là do khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện những ý tưởng mà trẻ suy nghĩ.

Bên cạnh đó, trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ cũng thường hạn chế trong trong việc đặt câu hỏi và trả lời. Khả năng tương tác xã hội có thể bị hạn chế, trẻ có thể thể hiện sự chậm chạp trong các kỹ năng ứng xử xã hội. Có thể thấy rằng trẻ không thể tự tin trả lời câu hỏi, không biết cách thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, hoặc thậm chí thể hiện sự tự ti khi tham gia vào các tình huống giao tiếp.

Các hành vi bất thường

Hành vi lạ, khác thường, có tính lặp đi lặp lại thường là một đặc điểm nổi bật của trẻ mắc chứng tự kỷ. Các hành vi này có sự khác biệt giữa các trẻ và thể hiện sự đa dạng về mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ.

Một số trẻ tự kỷ có thể thể hiện hành vi lặp đi lặp lại như lắc đầu, chạy vòng vòng, đi từng bước chậm rãi. Những hành vi này thường xuất hiện như một cách để trẻ giải quyết với sự căng thẳng, cảm xúc không thoải mái, hoặc để tạo ra môi trường an toàn xung quanh họ. Các hành vi này có thể là một cách để trẻ tương tác với môi trường xung quanh trong phạm vi trẻ có thể kiểm soát được.

Tự tổn thương cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ tự kỷ. Trong đó các hành động như cào cấu bản thân, đánh vào đầu, bứt tóc có thể là cách mà trẻ xử lý cảm xúc. Điều này cho thấy  trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện và xử lý cảm xúc một cách hiệu quả dẫn đến việc tự tổn thương trở thành một phương tiện để giảm bớt sự căng thẳng hoặc cảm giác không thoải mái.

tre-tu-ky-co-noi-duoc-khong-cac-cach-giup-tre-tu-ky-tap-noi 2
Hành động như la hét, cào cấu, đánh vào đầu, bứt tóc có thể là cách mà trẻ xử lý cảm xúc

Rối loạn về cảm xúc

Một số trẻ tự kỷ thường trải qua sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng giữa các trạng thái tâm lý, từ vui vẻ và phấn khích đến buồn bã và cáu bẳn. Thậm chí, chúng có thể trải qua những biểu hiện cảm xúc đối lập trong khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể tạo ra những thách thức cho cả trẻ và những người xung quanh, vì họ có thể không hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi nhanh chóng này.

Những biểu hiện như cáu bẳn, la hét, gào khóc cũng là những cách mà trẻ tự kỷ thể hiện sự căng thẳng hoặc không thoải mái. Trong một số trường hợp, những hành vi này có thể là cách mà trẻ thể hiện sự không hài lòng hoặc sự không thoải mái với môi trường xung quanh, cảm giác quá tải với các kích thích xã hội, hay có khi nguyên nhân không rõ ràng.

Trẻ ngại giao tiếp và muốn ở một mình

Trong khi một số trẻ thường thích thú với một số chủ đề hay hoạt động vui chơi thì trẻ tự kỷ thường khó khăn trong việc thích ứng với các môi trường này. Điều này biểu hiện ở việc trẻ tránh xa tương tác xã hội, tránh gặp gỡ và tiếp xúc với người khác.

Các trẻ tự kỷ thường thích hoạt động trong vùng kiểm soát, trong môi trường của trẻ. Trẻ thường tập trung vào việc chơi một mình với những đồ chơi hoặc các hoạt động quen thuộc. Điều này có thể giúp trẻ giải quyết sự không thoải mái khi phải đối mặt với môi trường xa lạ và mới mẻ.

tre-tu-ky-co-noi-duoc-khong-cac-cach-giup-tre-tu-ky-tap-noi 3
Trẻ tự kỷ thường thích chơi một mình

Trẻ tự kỷ có nói được không?

Nhiều phụ huynh khi thấy con mình chậm chạp và có sự khác biệt trong giao tiếp thì thường lo lắng và đặt ra câu hỏi trẻ tự kỷ có nói được không? Về vấn đề này thì câu trả lời là “có thể”.

Cụ thể hơn về vấn đề trẻ tự kỷ có nói được không thì một số trẻ có khả năng nói chuyện và phát triển ngôn ngữ trong khi một số trẻ khác lại gặp khó khăn hay sự phát triển không được bình thường. Nguyên nhân là do sự khác biệt và đa dạng về các mức độ của chứng tự kỷ ở mỗi trẻ khác nhau.

Ba mẹ không nên lo lắng quá mức về vấn đề trẻ tự kỷ có nói được không mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên sâu nếu họ thấy rằng con cái của mình có sự khác biệt đáng kể trong việc phát triển ngôn ngữ. Việc sớm nhận biết và can thiệp có thể giúp tạo ra một môi trường hỗ trợ, tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ tự kỷ và giảm thiểu các khó khăn trong giao tiếp.

Cách dạy cho trẻ tự kỷ tập nói

Có nhiều phương pháp và chiến lược giáo dục đặc biệt được phát triển để hỗ trợ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỷ. Điều này có thể bao gồm sự hỗ trợ từ giáo viên đặc biệt, nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần, các chuyên gia giáo dục đặc biệt hoặc có thể đến từ các ba mẹ.

  • Đưa trẻ đến các lớp giáo dục đặc biệt: Các lớp giáo dục đặc biệt có những phương pháp hỗ trợ chuyên biệt cho trẻ. Các lớp học này có các chuyên gia với vốn kiến thức sâu rộng về những vấn đề đặc biệt mà trẻ tự kỷ phải đối mặt, và có khả năng thiết kế các phương pháp giáo dục linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng trẻ.
  • Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp an toàn: Tạo ra một môi trường an toàn và thoải mái để trẻ có thể thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình mà không sợ áp lực hay phê phán. Việc này giúp trẻ tự tin hơn trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
  • Khuyến khích trẻ nói: Tạo môi trường thông qua các hoạt động vui chơi mà bé thích, như hát hay đọc sách, nói chuyện với trẻ để khuyến khích và kích thích khả năng nói của trẻ.
  • Tập trung vào những vấn đề mà trẻ yêu thích: Trẻ tự kỷ cũng như các trẻ khác, cũng sẽ có sự hứng thú với các vấn đề nào đó. Ba mẹ có thể kích thích giao tiếp của trẻ thông qua việc chia sẻ, trao đổi về chủ đề này.
  • Kích thích sự tò mò của trẻ: Sử dụng vật dụng, hình ảnh, tình huống mà trẻ thích để tạo ra sự tò mò và khích lệ sự tương tác của trẻ với mọi người. Điều này giúp kích thích nhu cầu tò mò, cũng như sự chủ động trong việc sử dụng ngôn ngữ.
  • Hát và đọc sách cùng trẻ: Âm nhạc và sách là công cụ hữu ích để kích thích sự tò mò, chú ý của trẻ. Hát những bài hát vui nhộn, đọc những câu chuyện thú vị, thậm chí học các bài hát có độ khó tăng dần để thúc đẩy trẻ mở rộng vốn từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ.
tre-tu-ky-co-noi-duoc-khong-cac-cach-giup-tre-tu-ky-tap-noi 4
Trẻ tự kỷ có nói được không? 

Bài viết vừa rồi đã giải đáp cho thắc mắc trẻ tự kỷ có nói được không. Bên cạnh đó còn có những thông tin về tự kỷ, các dấu hiệu nhận biết ở trẻ và một số cách hỗ trợ trẻ tự kỷ trong hành trình phát triển ngôn ngữ. Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn nhiều điều hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm