Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triệu chứng đau hậu môn là bệnh gì? Làm gì khi bị đau hậu môn?

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ

Triệu chứng đau hậu môn gây ra không chỉ sự không thoải mái về thể chất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này và cách nó ảnh hưởng đến sức khỏe cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh đau hậu môn là gì và các nguyên nhân thường gây ra nó trong bài viết dưới đây.

Cảm giác đau, rát, hay ngứa ở vùng hậu môn có thể làm bạn mất ngủ và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng này thường không được nói đến nhiều vì tâm lý e ngại của người bệnh, nhưng nó là một vấn đề thường gặp và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Vậy, triệu chứng đau hậu môn là bệnh gì?

Đau hậu môn là gì?

Đau rát hậu môn hay đau hậu môn là một trạng thái mà bạn cảm thấy đau ở khu vực hậu môn hoặc xung quanh trực tràng. Mặc dù đây là một tình trạng khá phổ biến, nhưng cơn đau có thể rất khó chịu do vùng này chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Thường thì đau hậu môn có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi bạn đi tiêu. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

trieu-chung-dau-hau-mon-la-benh-gi-lam-gi-khi-bi-dau-hau-mon.jpg
Đau hậu môn là cảm giác đau ở khu vực hậu môn hoặc xung quanh trực tràng

Hầu hết nguyên nhân gây ra đau hậu môn là những vấn đề không đáng lo ngại và có thể được điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm đi sau 24 - 48 giờ hoặc nếu bạn có triệu chứng như sốt, bạn nên đi khám ngay. Nhiều tình trạng đau hậu môn cũng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng.

Triệu chứng đau hậu môn là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra triệu chứng đau hậu môn, và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Rò hậu môn: Rò hậu môn có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người thắc mắc. Rò hậu môn là tình trạng do nhiễm trùng ở tuyến hậu môn. Nó thường đi kèm với đau tức hậu môn, chảy máu, và chảy mủ từ hậu môn. Trường hợp nặng có thể yêu cầu phẫu thuật để hút mủ.

Nứt hậu môn: Táo bón thường là nguyên nhân phổ biến gây nứt hậu môn, khiến người bệnh đau tức hậu môn. Triệu chứng này có thể thuyên giảm trong vài tuần, nhưng trường hợp tái diễn có thể cần phẫu thuật.

Bệnh trĩ: Trĩ là một tình trạng khi các tĩnh mạch ở vùng trực tràng và hậu môn bị sưng to. Trĩ thường xảy ra do táo bón, tiêu chảy, căng cơ, và cả khi mang thai. Đau tức hậu môn và ngứa là những triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ. Tuy nhiên, hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ có những khác biệt nhất định nên bạn có thể quan sát được.

trieu-chung-dau-hau-mon-la-benh-gi-lam-gi-khi-bi-dau-hau-mon-1.jpg
Bệnh trĩ thường gây cảm giác đau rát vùng hậu môn

Lậu: Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, lậu có thể gây nhiễm trùng hậu môn ở cả nam và nữ.

Đau quặn hậu môn: Đau quặn hậu môn là tình trạng gây ra cảm giác đau nhói và châm chọc tại vùng hậu môn. Triệu chứng này có thể kéo dài từ vài phút đến 30 phút và sau đó thuyên giảm.

Bệnh viêm ruột: Các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn có thể gây ra đau tức hậu môn. Triệu chứng khác có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, giảm cân, và chảy máu trực tràng.

Viêm trực tràng: Nội mạc trực tràng bị viêm do bệnh viêm ruột hoặc các nguyên nhân khác có thể gây ra đau tức hậu môn. Triệu chứng thường bao gồm đau tức hậu môn, tiêu chảy, chảy máu, và chất nhầy trong phân.

Ung thư hậu môn: Ung thư hậu môn thường xuất hiện ở nam giới trên 60 tuổi. Virus HPV và quan hệ tình dục qua đường hậu môn được xem xét là nguy cơ của ung thư hậu môn. Triệu chứng bao gồm một khối u ở hậu môn, thay đổi thói quen đại tiện, đau tức hậu môn, sưng to, và tiết dịch từ hậu môn.

Làm gì khi bị đau hậu môn?

Khi bạn gặp triệu chứng đau rát hậu môn kéo dài cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân cụ thể của triệu chứng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà và các biện pháp để giảm triệu chứng đau hậu môn và nứt hậu môn:

Ngâm bồn nước ấm: Ngồi trong bồn nước ấm khoảng 20 phút một vài lần trong ngày có thể giúp giảm đau và sưng, đặc biệt là trong trường hợp nứt hậu môn và trĩ.

trieu-chung-dau-hau-mon-la-benh-gi-lam-gi-khi-bi-dau-hau-mon-2.jpg
Ngâm bồn nước ấm giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau rát hậu môn

Thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, quả và ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm cho phân mềm hơn và giảm bớt sưng đau khi đi tiêu.

Bổ sung nước: Uống đủ nước hàng ngày để duy trì sự mềm mại của phân và tránh táo bón, điều này có thể giảm áp lực lên hậu môn và giúp làm dịu triệu chứng.

Sử dụng kem hydrocortisone: Bôi kem hydrocortisone hoặc các kem gây tê tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và viêm nhiễm.

Ngoài ra, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị triệu chứng cụ thể của bạn. Điều quan trọng là không tự ý điều trị và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.