Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trường hợp nào nên tháo răng sứ? Tháo răng sứ có đau không?

Ngày 25/08/2022
Kích thước chữ

Loại bỏ răng sứ cũ và thay thế bằng răng sứ mới là phương án được chỉ định trong các trường hợp như: Răng sứ hết thời hạn sử dụng, mặt dán sứ bị biến chứng, răng sứ bị sứt mẻ,... Vậy khi tháo răng sứ có đau không? Quy trình này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân khi được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề tốt.

Bọc răng sứ là phương pháp tối ưu hiện nay khi muốn cải thiện khuyết điểm của răng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể giữ răng sứ tồn tại đến cuối đời, bạn có thể phải thay răng sứ mà phục hình răng mới. Để biết lúc nào nên thay răng sứ hay tháo răng sứ có đau không thì mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Răng sứ có tháo ra được không?

Bọc răng sứ nằm chắc trong khuôn hàm và không có khả năng bị lung lay hay rơi ra ngoài. Quy trình bọc răng sứ được thực hiện cẩn thận và đảm bảo an toàn đối với bệnh nhân. Răng sứ được làm mô phỏng trên răng thật và liên kết với răng thật bằng keo nha khoa chuyên dụng. Vì được dán bằng keo nên việc tháo lắp răng sứ vẫn có thể thực hiện được nhưng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận của bác sĩ thực hiện. Vì nếu không, răng sứ có thể bị vỡ và tủy răng thật có thể bị hỏng. Một số trường hợp phải tháo răng sứ để thay răng sứ mới như:

  • Răng sứ bị nứt, mẻ: Đây là tình trạng bề mặt của răng bị sứt mẻ, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của ngoại lực quá lớn. Các vết nứt sẽ chỉ ngày càng lớn hơn nếu chúng không được xử lý kịp thời, gây đau, hỏng răng thật bên trong. 
  • Bọc răng sứ làm tụt lợi: Một số trường hợp răng sứ phải thay mới là lắp răng sứ bị hở, gây tụt lợi. Nếu tình trạng này lâu ngày không được điều trị, khe hở dễ hình thành giữa nướu và răng, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 
  • Răng thật bên trong đã bị sâu: Kỹ thuật bọc răng sứ không đúng sẽ tạo ra một khoảng trống giữa răng thật và mão sứ, là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn tấn công men răng và gây sâu răng từ bên trong, tệ hơn là nhiễm trùng chân răng, tủy hoại tử. 

Những tổn thương trên đều là những vấn đề nguy hiểm đối với răng thật cần phải tháo mão sứ và điều trị sớm. Bạn phải liên hệ ngay với nha sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu nha khoa không đảm bảo các yếu tố về bọc răng sứ, cũng như tay nghề của bác sĩ không tốt thì bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín hơn để điều trị, tránh tình trạng nặng hơn.

Không thể tự ý tháo răng sứ tại nhà mà bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ và phải được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bọc răng sứ. 

Trường hợp nào nên tháo răng sứ? Tháo răng sứ có đau không? 1 Sau khi lắp răng sứ có dấu hiệu sứt mẻ, tụt lợi, đau nhức mãi không hết nên đi kiểm tra lại để có phương pháp điều chỉnh thích hợp

Cách tháo lắp răng sứ như thế nào? Tháo răng sứ có đau không?

Cách tháo lắp răng sứ 

Cách tháo lắp răng sứ cần được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề để đảm bảo kỹ thuật không còn gặp lại tình trạng hở răng sứ nữa.

  • Thăm khám và nghe tư vấn của nha sĩ. Việc này giúp kiểm tra tình trạng răng và xác định lý do nên tháo răng sứ. 
  • Vệ sinh răng miệng và gây tê khoang miệng để hạn chế đau đớn cho bệnh nhân. 
  • Tháo răng sứ bằng cách cắt từng miếng răng sứ và nhổ từng phần.
  • Khắc phục nguyên nhân phải thay răng sứ và lấy dấu răng để làm răng sứ mới.
  • Lắp răng sứ mới cho khách hàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn để đảm bảo việc ăn nhai diễn ra bình thường. 
Trường hợp nào nên tháo răng sứ? Tháo răng sứ có đau không? 2 Tháo răng sứ có đau không thì câu trả lời là không vì đã được tiêm thuốc tê và cũng không cần tác động nhiều đến răng thật

Tháo răng sứ có đau không?

Trên thực tế, tháo lắp răng sứ không hề gây đau nhức. Một phần do toàn bộ kỹ thuật được thực hiện thông qua răng giả nên khách hàng không cảm giác đau nhức nhiều, bên cạnh đó gây tê nên không thấy đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo bọc răng sứ không đau, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ không có tay nghề sẽ không kiểm soát được độ hở, độ dày của răng sứ cần phải cắt và bọc răng sứ không tốt sẽ khiến dụng cụ chạm vào ngà răng gây đau nhức.

Đặc biệt đối với những khách hàng lắp mão vàng, mão kim loại quý thì độ cứng rất cao. Nếu quá trình xử lý không ổn định có thể dẫn đến xâm lấn ngà răng bên trong. Nhưng những ngày đầu sau khi bọc răng sứ có thể có cảm giác ê buốt và hơi khó chịu. Bạn chỉ cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ là được.

Những lưu ý khi tháo răng sứ

Mặc dù tháo răng sứ không quá đau, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng thay răng sứ cần dựa vào một số điều kiện cụ thể như sau:

  • Sau khi tháo răng sứ phải bọc răng sứ mới ngay để đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng. Răng sứ phải được làm phù hợp với tình trạng răng để không phục hình răng sứ nhiều lần. 
  • Để đảm bảo phục hình răng sứ an toàn và chất lượng bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
  • Có kế hoạch vệ sinh và chăm sóc răng sứ khoa học, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám ngay sau khi ăn.
  • Tránh tất cả các loại thức ăn quá cứng, quá dai, không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,...
Trường hợp nào nên tháo răng sứ? Tháo răng sứ có đau không? 3 Chăm sóc răng sứ cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ răng sứ được lâu bền

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc tháo răng sứ có đau không. Nếu bạn muốn tránh những trường hợp thay răng sứ nhiều lần thì hãy sử dụng răng sứ chất lượng và nha khoa uy tín ngay từ đầu. Tuy nhiên, việc thực hiện phải đáp ứng những yêu cầu nhất định và bác sĩ phải có kiến ​​thức và nhiều năm kinh nghiệm thì mới đạt được kết quả tốt. Ngược lại, rất dễ xảy ra nhiều biến chứng không mong muốn. Nếu gặp phải những tình huống đã nêu ở trên, hãy nhanh chóng đến nha khoa để được tháo lắp và chỉnh sửa răng sứ một cách tốt nhất có thể.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:răng miệng