Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Tư thế đi vệ sinh đúng cách tốt cho sức khỏe

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Nguy cơ mắc ung thư ruột có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động vận động, hút thuốc và tình trạng béo phì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách ngồi không đúng khi đi đại tiện cũng có thể tạo ra nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư ruột. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn tư thế đi vệ sinh đúng cách.

Hiện nay vẫn còn khá nhiều người lầm tưởng rằng tư thế ngồi bệt khi đi vệ sinh là hoàn toàn đúng. Thế nhưng, nhiều chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra rằng tư thế này là sai và là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Vậy đâu là tư thế đi vệ sinh đúng cách tốt cho sức khỏe của bản thân?

Tư thế đi vệ sinh đúng cách tạo thành một góc 35 độ

Khi đi vệ sinh, có hai kiểu ngồi phổ biến là ngồi xổm và ngồi bệt. Trong số này, ngồi bệt được nhiều người ưa chuộng vì cho rằng nó trông sạch sẽ hơn, tiện lợi hơn và giảm mỏi chân.

Tuy nhiên, ngồi bệt không phải là tư thế đi vệ sinh đúng cách và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tư thế ngồi bệt sẽ tạo áp lực lớn cho ruột và cơ vòng hậu môn khiến cho cửa ruột không thể hoàn toàn mở.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách tốt cho sức khỏe 1
Tư thế đi vệ sinh đúng cách là tạo thành một góc 35 độ giữa thân trên và chân

Ngoài ra, theo một số nhà khoa học vách đại trằng không có cấu tạo đồng nhất, vì thế nên một số vùng sẽ có vách ngăn yếu hơn so với các vị trí còn lại. Khi đi vệ sinh theo kiểu ngồi bệt, áp lực đẩy các chất thải qua ruột tăng lên đáng kể. Khi đó, niêm mạc ở những vùng yếu của đại tràng sẽ bị đẩy ra khỏi vách ngăn, tạo thành các túi nhỏ. Các túi này có kích thước từ 2 - 6 cm và dễ dẫn đến viêm túi thừa đại tràng.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách là tạo thành một góc 35 độ giữa thân trên và chân. Điều này tương đương với tư thế ngồi xổm. Ở góc nghiêng này, ruột kết được duy trì thẳng, giúp phân dễ dàng được tiến ra ngoài. Mặt khác, với tư thế ngồi bệt góc 90 độ, ruột kết sẽ bị co lại ở ống hậu môn, hình thành một đường cong, gây khó khăn trong di chuyển phân ra bên ngoài. Đồng thời, áp lực cho hậu môn và xương chậu cũng tăng lên.

Những hậu quả nếu đi vệ sinh sai cách

Gây áp lực quá mức lên hậu môn, xương chậu và ruột trong thời gian dài khi đi vệ sinh sai cách có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Táo bón: Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng khi kết hợp với chế độ ăn thiếu chất xơ và uống ít nước.
  • Bệnh trĩ: Đây là bệnh mà các tĩnh mạch ở hậu môn bị phình to quá mức. Một trong những nguyên nhân chính là áp lực quá lớn lên hậu môn. Triệu chứng thường gặp là phân kèm máu và cảm giác đau rát.
  • Viêm đại tràng: Sự tích tụ phân trong đại tràng trong thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đại tràng. Tư thế đi vệ sinh không đúng cũng có thể góp phần vào tình trạng tích tụ này. Nghiên cứu cũng đã liên kết sự tích tụ phân trong đại tràng với nguy cơ mắc bệnh ung thư do cơ thể không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và gây rối loạn tăng sinh tế bào.
  • Bệnh về khung xương chậu: Ngồi bệnh khi đi vệ sinh có thể làm cho phần cuối của ruột trở nên yếu và tạo áp lực lớn lên hậu môn. Những vấn đề này cùng nhau tạo thêm gánh nặng cho khung xương chậu.
Tư thế đi vệ sinh đúng cách tốt cho sức khỏe 2
Đi vệ sinh sai cách có thể gây nên bệnh trĩ

Tư thế đi vệ sinh đúng cách khi ngồi bệt

Theo số liệu thống kê trên thế giới có đến hơn 1,2 tỷ người thường ngồi xổm khi đi vệ sinh. Điều này giúp họ tránh được các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là bệnh viêm túi thừa đại tràng. 

Nếu bạn đã quen với cách ngồi bệt và quan trọng hơn là nhà và cơ quan chỉ có nhà vệ sinh kiểu này thì phải làm sao? Câu trả lời rất đơn giản. Bạn chỉ cần kê ở chân một cái ghế ở chân hoặc nghiêng mình ra phía trước nhiều hơn khi đi ngoài là đã có thể tạo thành góc 35 độ lý tưởng.

Những lưu ý về tư thế đi vệ sinh đúng cách

Lau khô với giấy mềm

Trong hậu môn, có một số vi khuẩn tồn tại. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là vi khuẩn có hại. Thường thì chúng duy trì một trạng thái cân bằng. Do đó, quá trình vệ sinh phải được thực hiện đúng cách để không làm mất sự cân bằng này. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng nước muối loãng để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh.

Hành động này không chỉ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn giảm tình trạng viêm hoặc sưng. Sau khi sử dụng nước muối, bạn nên lau khô khu vực bằng giấy mềm. Mục đích là tránh tình trạng ẩm ướt ở hậu môn và không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Không nhịn đi vệ sinh

Ngay khi cảm thấy cần đi vệ sinh, bạn nên thực hiện ngay. Một số người có thói quen nhịn tiểu hoặc đi đại tiện vì lý do làm xong việc. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Khi bạn nhịn đi tiểu hoặc đại tiện, bàng quang sẽ bị giãn, tạo áp lực lên đại tràng và hậu môn. Những tác động này không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể mà còn tạo điều kiện cho các bệnh lý nguy hiểm phát triển, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách tốt cho sức khỏe 3
Không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu bởi sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm

Không đi vệ sinh lâu

Nếu bạn có thể hoàn thành quá trình đại tiện trong khoảng 2 phút, bạn có thể kiểm soát được khoảng 70% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Điều này đã được các nhà khoa học và bác sĩ chứng minh trong thực tế. Ngoài ra, việc ngồi lâu quá khi đi vệ sinh có thể gây mỏi chân và dễ dẫn đến chuột rút. Đây là tình trạng thường gặp ở người già hơn so với người trẻ.

Để kiểm soát thời gian đi vệ sinh tốt, bạn cần tập trung vào quá trình này. Tránh sử dụng điện thoại, đọc sách báo hoặc hút thuốc trong khi đi vệ sinh. Những hoạt động này không chỉ làm bạn mất tập trung khi đi vệ sinh, mà còn ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu. Bởi không gian trong nhà vệ sinh chật hẹp và ngồi lâu gây thiếu oxy cho não.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung tư thế đi vệ sinh đúng cách. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức cần thiết về tư thế đi vệ sinh tốt cho sức khỏe nhé!

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: thanhnien.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin