Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc tư vấn dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi phát triển khác nhau là điều cần thiết. Thông qua đó, phụ huynh sẽ biết bé cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng với liều lượng phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhất.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ huynh nên cho bé thăm khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ định kỳ. Hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chế độ ăn và phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Quá trình lắng nghe tư vấn dinh dưỡng sẽ giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho bé.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ và người lớn đều dựa vào các quy tắc bổ sung thành phần dinh dưỡng thích hợp. Một số thành phần chủ yếu đó là vitamin, đạm, chất béo, chất khoáng với carbohydrate. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển, bé sẽ cần được bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Theo đó, chế độ dinh dưỡng thích hợp chính là nền tảng cơ bản cho sự phát triển toàn diện về tinh thần và trí tuệ của bé. Ngược lại, khi cơ thể không cung cấp đủ chất, thiếu hụt hay dư thừa chất, trẻ có thể mắc phải các bệnh như suy dinh dưỡng, béo phì,...
Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, phụ huynh cần phải đảm bảo các chất dinh dưỡng như canxi, chất xơ, chất đạm, chất sắt và chất chống oxy hóa.
Chất canxi có vai trò trong việc phát triển và hoàn thiện khung xương của trẻ. Ngoài ra, chất này còn giúp cho răng với xương chắc khỏe, chống còi xương hoặc loãng xương. Việc bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bé hạn chế tối đa các tình trạng về xương khớp và tăng trưởng chiều cao tốt hơn. Một số loại thực phẩm có nhiều canxi như hải sản, sữa ít béo, sữa chua, ngũ cốc và pho mát.
Một trong những chất không thể thiếu trong bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ chính là chất xơ. Đặc biệt là trong các loại thức ăn thô. Chất xơ có công dụng hiệu quả trong việc cải thiện tiêu hóa, hạn chế táo bón, bảo vệ đường ruột và các căn bệnh liên quan đến đường ruột. Trong bữa ăn của trẻ, bố mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ chất xơ. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau củ quả với ngũ cốc nguyên hạt.
Tế bào trong cơ thể được cấu tạo từ protein. Do đó, chất này là chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tăng trưởng sức khỏe của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa, hải sản với thịt. Ngoài ra, nó còn có trong các loại đậu, các loại hạt ngũ cốc với rau. Việc bổ sung protein trong chế độ ăn sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và não bộ.
Chất chống oxy hóa cũng là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Chất này sẽ hỗ trợ cơ thể chống lại các chất độc hại làm phá hủy tế bào của cơ thể. Một số thực phẩm chứa chất chống oxy hóa đó là cam, quýt, rau bina, cà chua, ớt chuông, cà rốt, quả hạnh nhân,...
Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, chất sắt là yếu tố không thể thiếu. Chất này được xem là một loại khoáng chất có chức năng vận chuyển oxy trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, các loại đậu, trái cây khô, gan lợn, ngũ cốc, rau lá màu xanh đậm, cá,...
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển đầu đời đóng vai trò quan trọng nhất. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu năng lượng và phát triển một cách khoa học trong từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp cho trẻ trưởng thành toàn diện hơn về thể lực với trí lực.
Để làm được điều này, phụ huynh nên đi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Các lợi ích từ việc thăm khám dinh dưỡng thường xuyên gồm có:
Khác với những người trưởng thành, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, việc đưa bé đi thăm khám dinh dưỡng định kỳ sẽ giúp phụ huynh điều chỉnh hợp lý chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Chế độ ăn uống trong 1.000 ngày đầu đời sẽ là giai đoạn quan trọng nhất. Ở thời điểm này, trẻ cần phát triển và hoàn thiện về não bộ. Đồng thời, đây cũng chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển dinh dưỡng đến khi trưởng thành của bé.
Một số các cột mốc quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý trong dinh dưỡng của trẻ đó là 6, 9, 12, 15, 18 với 24 tháng tuổi. Sau giai đoạn này, trẻ chỉ cần thăm khám và tư vấn dinh dưỡng định kỳ 2 lần mỗi năm. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu về sụt cân nhanh, biếng ăn, tăng cân bất thường,... phụ huynh cũng nên đứa trẻ đến gặp bác sĩ.
Nguồn dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo phù hợp theo từng độ tuổi khác nhau. Tỷ lệ nên được phân chia cân đối với nhu cầu của cơ thể để bé phát triển tốt nhất.
Sau đây sẽ là những lưu ý trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho bé.
Việc thăm khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau là điều vô cùng cần thiết. Ở mỗi giai đoạn, trẻ cần có chế độ ăn riêng biệt để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phát triển cơ thể toàn diện. Chính vì vậy, nếu thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp phụ huynh tham khảo chi tiết về vấn đề này.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.