Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh niềm vui và phấn khích khi mang thai, nhiều bà bầu không tránh khỏi việc trải qua cảm xúc tiêu cực như lo lắng hoặc dễ tức giận trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Cảm xúc không ổn định trong thai kỳ là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và phổ biến bởi xuất phát từ thay đổi trong hệ nội tiết tố cũng như nhiều yếu tố khác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân cảm xúc tức giận khi mang thai trong giai đoạn đầu và cách quản lý cảm xúc để duy trì tâm trạng cũng như sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi. Nếu quan tâm đến vấn đề phụ nữ tức giận khi mang thai 3 tháng đầu, hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai được cho là có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của phụ nữ mang bầu. Không chỉ nội tiết tố, mà còn các vấn đề về sức khỏe và lo lắng hàng ngày cũng có thể gây ra căng thẳng và tình trạng dễ nổi giận.
Việc tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ mang thai là cần thiết để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi đáng kể của các hormone này trong ba tháng đầu đầu tiên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.
Ngoài việc cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái, thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ mang thai. Có những lúc họ cảm thấy buồn bã, dễ cáu kỉnh, hay tức giận khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ, thậm chí là khá dễ khóc. Hiện tượng này rất phổ biến và bình thường trong thai kỳ. Một khi cơ thể phụ nữ đã thích nghi với sự tăng nồng độ hormone, những vấn đề này sẽ tự giảm đi. Tuy nhiên, có một số trường hợp tình trạng này có thể kéo dài suốt suốt thai kỳ.
Giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ thường là thời điểm mà nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén nghiêm trọng nhất. Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa thường không nghiêm trọng nhưng chúng có thể gây ra sự bất tiện và mệt mỏi. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi họ phải đi làm hoặc ra nơi công cộng, những cơn ốm nghén đột ngột có thể gây ra lo lắng và căng thẳng.
Khi cảm thấy không thoải mái về sức khỏe, khả năng bình tĩnh và kiểm soát của một người có thể giảm đi. Vì vậy, sự mệt mỏi và khó chịu về thể chất khi mang thai cũng là một trong những yếu tố làm người phụ nữ cảm thấy lo lắng và có thể dễ tức giận khi mang thai 3 tháng đầu.
Ngoài những sự biến đổi về hormone và vấn đề về thể chất, phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với nhiều mối lo ngại khác có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Mặc dù có niềm vui và hạnh phúc khi mang thai, nhưng mẹ bầu thường phải đối diện với nhiều lo lắng thường trực khác, bao gồm:
Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc bị ép buộc sinh con khi chưa sẵn sàng có thể trải qua căng thẳng, áp lực và dễ tức giận.
Thai nhi có khả năng cảm nhận không chỉ các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài mà còn có thể trải nghiệm cảm xúc của người mẹ. Nguyên nhân chính là khi mẹ cảm thấy xúc động, các cảm giác này có thể kích thích cơ thể sản xuất một số chất hoá học, và những chất hoá học này có thể được truyền cho thai nhi thông qua nhau thai chỉ trong vòng vài giây.
Sự tức giận kéo dài có thể gây ra tác động tiêu cực đối với thai nhi chưa chào đời, ví dụ như sinh non (sinh trước 37 tuần), gặp vấn đề trong quá trình sinh hoặc bé sinh ra nhẹ cân. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sự căng thẳng tạo ra trong tử cung mẹ có thể ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của em bé.
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ đã phải trải qua thời gian căng thẳng, tức giận khi mang thai 3 tháng đầu, thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng lứa. Ngoài ra, nguy cơ cao trẻ sinh ra mắc các rối loạn hiếu động và có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của trẻ.
Dưới đây là một số cách để giúp mẹ bầu kiểm soát cảm xúc và giảm căng thẳng khi mang thai:
Lo lắng và tức giận khi mang thai 3 tháng đầu là phản xạ tự nhiên trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên trải qua cảm giác tức giận, khó kiểm soát, rối loạn giấc ngủ, sự mất tập trung, giảm trí nhớ đáng kể, và mất khả năng kết nối với thai nhi, hãy xem xét việc thăm khám y tế sớm để tìm kiếm sự tư vấn và điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.