Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tủy đồ và sinh thiết tủy: Vai trò và cách thực hiện

Ngày 18/10/2023
Kích thước chữ

Tủy xương là cơ quan tạo máu chủ yếu đóng vai trò quan trọng ở người. Tủy đồ và sinh thiết tủy là phương pháp giúp chuẩn đoán các bệnh lý liên quan đến máu. Vậy quá trình sinh thiết tủy diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay

Tủy đồ và sinh thiết tủy là một quy trình lấy mẫu mô mềm từ bên trong xương để kiểm tra tình trạng của tủy xương cũng như sự hiện diện của các tế bào máu trong đó. Thủ thuật sinh thiết tủy xương đóng góp quan trọng vào quá trình chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn trong quá trình hình thành máu cũng như những bệnh lý ung thư.

Tủy đồ và sinh thiết tủy là gì?

Tủy xương là một loại mô mềm và xốp tồn tại bên trong xương hông và xương chậu. Nó chứa các tế bào gốc tạo máu và qua quá trình phát triển, các tế bào này trở thành hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trưởng thành.

Mục đích thực hiện tủy đồ và sinh thiết tủy và quy trình thực hiện 1
Tủy đồ và sinh thiết tủy thường được thực hiện cùng một lúc

Thường thì tủy đồ và sinh thiết tủy xương thường được thực hiện cùng một lúc. Tủy đồ thu thập một ít dịch và tế bào từ tủy xương, trong khi sinh thiết tủy xương thu lấy mẫu mô xương nhỏ cùng với dịch và tế bào. Các mẫu này sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá.

Vì sao cần làm tủy đồ và sinh thiết tủy?

Mục tiêu của việc kiểm tra tủy xương bao gồm:

  • Đánh giá tình trạng tạo máu để xác định xem tủy xương có sản xuất đủ lượng tế bào máu hay không.
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây bất thường trong số lượng tế bào máu.
  • Chẩn đoán các rối loạn liên quan đến tạo máu hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương.
  • Phát hiện ổ nhiễm trùng nguyên phát hoặc thứ phát trong tủy xương.
  • Chẩn đoán bệnh lý như ung thư máu cấp tính hoặc ung thư tủy xương (đa u tủy).
  • Chẩn đoán bệnh ung thư di căn tủy xương.
  • Đánh giá tình trạng tủy xương để theo dõi quá trình điều trị của các bệnh lý liên quan đến tủy xương.
  • Thu thập mẫu tủy xương cho các thủ thuật y khoa, chẳng hạn như ghép tế bào gốc tạo máu.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện?

Thường thì bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương không cần phải chuẩn bị nhiều, tuy nhiên cũng cần tuân theo những lưu ý nhỏ sau đây:

  • Thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đang dùng.
  • Khai báo về tiền sử bệnh lý cá nhân, đặc biệt là tiền sử về rối loạn chảy máu.
  • Thông báo về mọi dị ứng hoặc phản ứng nhạy cảm của cơ thể đối với các vật liệu như băng gạc, thuốc mê và hóa chất.
  • Nếu bệnh nhân là phụ nữ, cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng mang thai hoặc kế hoạch mang thai.
  • Báo cho bác sĩ về những mong muốn hay nhu cầu sử dụng các loại thuốc giảm bớt sự lo âu căng thẳng của bản thân về việc thực hiện sinh thiết tủy xương
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối trước ngày thực hiện thủ thuật.
  • Tuân theo tất cả các hướng dẫn và chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi tiến hành sinh thiết tủy xương.
  • Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc an thần kết hợp với gây tê tại chỗ.
Mục đích thực hiện tủy đồ và sinh thiết tủy và quy trình thực hiện 2
Thông báo cho bác sĩ về bệnh lý cá nhân, tình trạng dị ứng đang gặp phải

Quy trình sinh thiết tủy xương

Quy trình sinh thiết tủy xương bao gồm các bước sau đây:

  • Trước khi thực hiện sinh thiết tủy xương, bệnh nhân sẽ cần phải kiểm tra nhịp tim và đo huyết áp. Để giảm đau, bác sĩ sẽ áp dụng thuốc gây tê tại vùng da cần sinh thiết. Nếu bệnh nhân cảm thấy lo lắng, họ có thể được tiêm thuốc mê qua đường tĩnh mạch, có thể gây mê toàn bộ hoặc một phần trong quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương.
  • Bác sĩ thực hiện rạch một đường nhỏ và sử dụng kim chuyên dụng để xâm nhập qua lớp da, sau đó đi vào lớp xương, mục đích là để thu thập mẫu mô xương và tủy. Mẫu sinh thiết tủy xương thường được lấy từ đỉnh mào chậu phía sau hoặc có thể ở vùng trước hông. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi kim tiến vào vùng xương. Sau khi thu thập mẫu, bác sĩ rút kim ra ngoài và dùng tay ấn nhẹ lên vùng đã lấy mẫu để tránh chảy máu.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vùng đã đâm kim bằng cồn và băng vết thương bằng băng gạc vô trùng.
Mục đích thực hiện tủy đồ và sinh thiết tủy và quy trình thực hiện 3
Bác sĩ sử dụng kim đặc biệt và xoay nó để thu thập mẫu mô xương và tủy

Tủy đồ và sinh thiết tủy có tác dụng phụ không?

Thường thì việc thực hiện thủ thuật tủy đồ và sinh thiết tủy không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Một số bệnh nhân có thể trải qua những tác dụng phụ như:

  • Đau tại vị trí kim đâm.
  • Chảy máu hoặc xuất hiện bầm tím.
  • Sưng đỏ da hoặc sưng.

Sinh thiết tủy xương là một xét nghiệm mất nhiều thời gian để thu được kết quả. Xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá hiệu suất hoạt động của tủy xương và để chẩn đoán các bệnh lý như ung thư, các rối loạn liên quan đến hệ tạo máu và các bệnh lý của tủy xương. Kết quả của tủy đồ và sinh thiết tủy được sử dụng bởi các bác sĩ để xác định chẩn đoán, lựa chọn phương pháp điều trị và theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.

Xem thêm: Bạn đã biết xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền chưa?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin