Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dạ dày nằm ở vùng thượng vị và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Ung thư dạ dày xâm nhiễm là một loại đặc biệt của ung thư dạ dày. Hãy cùng làm rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền (HDGC) là một bệnh lý di truyền hiếm gặp liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Khi chúng ta ăn, thức ăn được nuốt và đẩy xuống dạ dày thông qua thực quản. Dạ dày co bóp để trộn thức ăn và tiết ra dịch giúp tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau đó được đưa xuống ruột non để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Một vài người thường hiểu dạ dày là toàn bộ phần bụng của cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ phân biệt rõ giữa dạ dày và phần bụng. Dạ dày chỉ là một cơ quan, trong khi đó phần bụng là một vùng của cơ thể nằm giữa ngực và xương chậu chứa nhiều cơ quan khác.
Ung thư dạ dày xâm nhiễm là một loại đặc biệt của ung thư dạ dày, còn được gọi là “ung thư dạ dày tế bào hình nhẫn” hay “ung thư xơ cứng dạ dày”. Bệnh có khuynh hướng ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên dạ dày hơn là khu trú một vị trí.
Khoảng 20% các bệnh ung thư liên quan đến dạ dày là ung thư ưng dạ dày thể xâm nhiễm, một số ít trong đó là do di truyền. Độ tuổi trung bình của những người HDGC được chẩn đoán ung thư dạ dày là 38 tuổi. Trong khi đó, ung thư dạ dày không liên quan đến HDGC thường xảy ra với người có độ tuổi trên 60.
Đối với phụ nữ mắc HDGC, gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú tiểu thùy. Một vài người liên quan đến HDGC có thể bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, mặc dù đại đa số không liên quan đến HDGC.
HDGC là bệnh lý di truyền hiếm gặp. Nguy cơ và dấu hiệu bệnh có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Gen phổ biến nhất liên quan đến HDGC là CDH1. Một đột biến ở CDH1 tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày và các ung thư khác liên quan đến HDGC. Các nhà nghiên cứu tin rằng các gen khác bao gồm CTNNA1 có thể liên quan đến HDGC. Các nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu thêm về tất cả các gen này. Tuy nhiên, việc xét nghiệm tìm tất cả các đột biến di truyền ở những gen mới này không được khuyến cáo, ngoại trừ các thử nghiệm lâm sàng.
Thông thường, mỗi tế bào được kế thừa 2 bản sao của mỗi gen: 1 bản sao từ mẹ, 1 bản sao từ cha. HDGC tuân theo mô hình di truyền trội tự phát, trong đó người mang đột biến chỉ cần xảy ra ở một bản sao của gen đã có nguy cơ mắc bệnh. Điều này được gọi là đột biến dòng mầm. Cha mẹ mang một gen đột biến có thể di truyền cho con bản sao của gen bình thường hoặc bản sao của gen đột biến. Do đó, một trẻ có cha mẹ bị đột biến, có 50% khả năng nhận đột biến đó. Anh, chị, em hoặc cha mẹ của người bị đột biến cũng có 50% khả năng mang đột biến tương tự.
Có những lựa chọn cho người muốn có con khoẻ mạnh khi đang mang gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ung thư di truyền. Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) là một thủ thuật y khoa được thực hiện kết hợp với thụ tinh trong trong ống nghiệm (IVF). Phương pháp này cho phép những người mang gen đột biến giảm thiểu khả năng truyền bệnh lý này cho con. Trứng của người mẹ được lấy ra và thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Khi phôi đạt kích thước nhất định, 1 tế bào được tách ra và kiểm tra đặc tính di truyền. Từ đó, bố mẹ có thể lựa chọn chuyển các phôi không mang đột biến. Kỹ thuật PGD đã được sử dụng trong hơn 2 thập kỷ và đã được áp dụng cho một số hội chứng ung thư di truyền. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật phức tạp, với nhiều yếu tố cần phải xem xét trước khi bắt đầu như vấn đề về tài chính, thể chất và cảm xúc. Để biết thêm thông tin, bạn nên tham vấn với chuyên gia hỗ trợ sinh sản.
Hiện nay vẫn chưa rõ số lượng cụ thể gia đình có HDGC. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày khác nhau ở mỗi vùng trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng dưới 1% dân số bị ung thư dạ dày các thể, một phần nhỏ trong số này là HDGC. Tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Trung và Nam Mỹ.
Hướng dẫn cho việc chẩn đoán hội chứng HDGC đã được đề xuất, nhưng có thể thay đổi theo thời gian khi có thêm nhiều thông tin hơn về hội chứng này. Hiện tại, cần nghĩ đến chẩn đoán HDGC và cân nhắc xét nghiệm di truyền CHD1 nếu một người hoặc một gia đình đáp ứng bất kì một trong các tiêu chí được liệt kê dưới đây:
Xét nghiệm di truyền tìm các đột biến gen CDH1 là phù hợp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% đến 30% gia đình mắc HDGC tìm thấy đột biến gen CDH1. Do đó, cả hai khía cạnh lâm sàng và di truyền phải được xem xét trong việc tư vấn cho người bệnh về khả năng mắc HDGC của gia đình họ. Các thành viên trong gia đình được khuyến khích tham vấn chuyên gia đã được đào tạo về các bệnh di truyền, được gọi là nhà tư vấn di truyền.
Không phải ai thừa hưởng đột biến gen liên quan đến HDGC cũng bị ung thư. Ở những người bị đột biến gen CDH1, nguy cơ mắc ung thư dạ dày thể xâm nhiễm ước tính từ 67-70% đối với nam và 56-83% đối với nữ ở tuổi 80. Phụ nữ bị đột biến gen CDH1 có 39%-52% nguy cơ phát triển ung thư vú tiểu thùy ở tuổi 80. Một số nghiên cứu trước đây thấy mối liên hệ HDGC với nguy cơ ung thư ruột hoặc trực tràng, tuy nhiên, phát hiện hiện tại cho thấy không có khả năng tăng nguy cơ mắc các ung thư này ở những người có đột biến CDH1.
Do nguy cơ mắc ung thư liên quan đến đột biến gen CDH1 dòng mầm, những người mang gen đột biến được khuyến cáo thảo luận với chuyên gia y tế để có kế hoạch giảm thiểu rủi ro mắc ung thư.
Nội soi là đưa một ống mỏng, được chiếu sáng vào hệ thống tiêu hóa để phát hiện ung thư. Kiểm tra nội soi được khuyến nghị cho người mang gen đột biến. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sàng lọc bằng kiểm tra nội soi thường không phát hiện được ung thư dạ dày thể xâm nhiễm giai đoạn đầu.
Do đó, thử nghiệm nội soi có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện ung thư dạ dày thể xâm nhiễm giai đoạn sớm, những người bị đột biến gen CDH1 nên cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, còn được gọi là cắt dạ dày toàn bộ dự phòng, ngay cả khi việc nội soi có kết quả bình thường.
Loại phẫu thuật này là cách hiệu quả duy nhất được chứng minh để ngăn ngừa ung thư dạ dày thể xâm nhiễm ở những người mắc bệnh HDGC. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là phẫu thuật cắt bỏ dạ dày dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn cho đường tiêu hóa và có thể kèm theo các tác dụng phụ lâu dài. Việc quan trọng đối với mỗi bệnh nhân là nói chuyện với bác sĩ về những xét nghiệm và quy trình nào thích hợp với bản thân. Những người quyết định không phẫu thuật cắt bỏ dạ dày có thể xem xét một lịch trình giám sát chuyên sâu cùng bác sĩ, với EGD sinh thiết niêm mạc hàng năm (lớn hơn 30). Việc phẫu thuật và nội soi cho những người đã biết hoặc nghi ngờ có HDGC được thực hiện tốt nhất tại các trung tâm có chuyên môn về chăm sóc những người mắc hội chứng này.
Phụ nữ bị HDGC có nguy cơ cao mắc ung thư vú tiểu thùy, những người này cần tham vấn bác sĩ về việc lựa chọn phương pháp sàng lọc ung thư vú ở tuổi 30, hoặc 10 năm trước tuổi chẩn đoán ung thư vú của người mắc bệnh trẻ nhất trong gia đình. Vẫn chưa có chiến lược sàng lọc ung thư vú tốt nhất đối với phụ nữ có đột biến CDH1. Các lựa chọn sàng lọc bao gồm:
Ung thư vú tiểu thùy khó phát hiện khi chụp nhũ ảnh, chụp MRI vùng vú được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ có đột biến CDH1. Đôi khi, phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng được khuyến nghị để giảm nguy cơ ung thư vú. Nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn để giảm thiểu nguy cơ ung thư vú.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh ung thư, hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe. Một vài câu hỏi gợi ý:
Nếu bạn lo lắng về lịch sử gia đình của bạn và nghĩ rằng bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình có thể có HDGC. Một vài câu hỏi gợi ý:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.