Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?

Ngày 06/07/2024
Kích thước chữ

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Ung thư Toàn cầu (Globocan), ung thư đại trực tràng đứng trong top 5 về tỷ lệ ca mắc mới và tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Vậy ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu nhé.

Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng nhằm loại bỏ khối u và mô bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các phương pháp điều trị kết hợp như hóa trị liệu, xạ trị và cắt bỏ khối di căn cũng được áp dụng để tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân. Các phương pháp này giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và kiểm soát sự lan rộng của bệnh. Vậy dùng các phương pháp trên thì ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?

Ung thư đại trực tràng

Đại trực tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, bao gồm hai phần: Đại tràng và trực tràng. Đại tràng được chia thành các phần: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma.

Ung thư đại trực tràng thường hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi và là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới. Các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính của đại trực tràng. Nhiều thắc mắc đang được đề ra là có phương pháp nào điều trị căn bệnh này và ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không? 

Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính để chữa khỏi ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị kết hợp như hóa trị, xạ trị và cắt bỏ khối di căn cũng giúp tăng khả năng sống sót cho các trường hợp đó.

Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?
Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng

Đa số các trường hợp ung thư đại trực tràng là ung thư biểu mô tuyến, chúng bắt đầu từ các tế bào biểu mô. Khoảng 71% ung thư đại trực tràng mới xuất hiện ở đại tràng và 29% xuất hiện ở trực tràng. Các loại khối u ác tính ít phổ biến hơn gồm có khối u carcinoid, khối u tế bào stroma đường tiêu hóa và u lympho. Yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng đơn phát là tuổi cao, với 99% trường hợp xảy ra ở người từ 40 tuổi trở lên.

Đặc biệt, những người có người thân bị ung thư đại trực tràng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần. Mặc dù đa phần các polyp được phát hiện trong đại trực tràng là lành tính, hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng đều bắt nguồn từ polyp. Do đó, bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ hoặc sinh thiết để xác định bản chất của polyp khi phát hiện polyp trong quá trình nội soi đại trực tràng.

Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?
Ung thư đại trực tràng xuất phát từ tế bào ung thư biểu mô tuyến

Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?

Ung thư đại trực tràng có tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90% nếu được phát hiện sớm, và nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi được chẩn đoán. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư đại trực tràng có thể điều trị rất hiệu quả. Tiên lượng sống sau 5 năm theo từng giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 0 và Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn rất sớm của bệnh, với tỷ lệ chữa khỏi cao. Sau phẫu thuật, 94% bệnh nhân có thể sống ít nhất 5 năm.
  • Giai đoạn 2: Khoảng 25% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn này. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, sau phẫu thuật, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 82%.
  • Giai đoạn 3: 23% ca bệnh được phát hiện ở giai đoạn này. Tiên lượng sống phụ thuộc vào số lượng hạch bạch huyết có tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, 67% bệnh nhân có thể sống ít nhất 5 năm.
  • Giai đoạn 4: Khoảng 9% bệnh nhân được chẩn đoán khi ung thư đã di căn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 11%. Tuy nhiên, nếu ung thư di căn vào gan và có thể loại bỏ bằng phẫu thuật, tỷ lệ sống 5 năm có thể dao động từ 25-40%.

Tầm soát ung thư đại trực tràng

Khi thực hiện tầm soát thì ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không? Hiện nay, trên thế giới chưa có quy tắc chung nào về tầm soát ung thư đại trực tràng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm máu trong phân mỗi năm một lần. Nếu phát hiện có máu trong phân hoặc đi cầu ra máu, cần tiến hành nội soi đại tràng. Nội soi đại tràng nên được thực hiện mười năm một lần và chụp CT scanner bụng mỗi năm năm một lần. Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư đại trực tràng, nên nội soi đại tràng năm năm một lần.

Ung thư đại trực tràng thường diễn tiến âm thầm với các triệu chứng không điển hình như sụt cân, đi cầu phân lẫn máu, rối loạn đi cầu như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi khối u lớn dần, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện bán tắc ruột và tắc ruột như đau quặn bụng từng cơn, bụng chướng, buồn nôn và nôn sau ăn.

Chẩn đoán ung thư đại tràng dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại tràng và CT scanner bụng để xác định vị trí khối u và mức độ xâm lấn. 

Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không?
Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

Điều trị ung thư đại tràng

Vậy ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không? Để trả lời cho câu hỏi này, dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến cho ung thư đại trực tràng:

  • Phẫu thuật: Phương pháp chính để loại bỏ khối u từ niêm mạc trực tràng và xử lý các mô và hạch bạch huyết lân cận. Phẫu thuật có thể là mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi, tùy thuộc vào tình trạng và cấu trúc giải phẫu của đoạn trực tràng bị ung thư.
  • Hóa trị liệu: Sử dụng hóa chất thông qua đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc để giảm nhẹ triệu chứng do ung thư.
  • Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị thường được áp dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u và dễ dàng phẫu thuật hơn hoặc sau phẫu thuật để loại bỏ các phần còn lại của ung thư.

Vậy ung thư đại trực tràng có chữa khỏi được không? Mặc dù là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót rất cao. Việc tầm soát và phòng ngừa thường xuyên đối với những người có nguy cơ cao cũng rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, từ đó giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin