Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách kéo dài tiên lượng sống

Ngày 30/07/2023
Kích thước chữ

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu là quan tâm của hầu hết bệnh nhân bị ung thư lưỡi. Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng, việc điều trị lúc này sẽ rất khó khăn và tiên lượng sống giảm dần. Các phương pháp điều trị ở giai đoạn cuối chỉ có tác dụng ngăn chặn di căn nhanh chứ không thể chữa khỏi bệnh.

Thời gian sống của người ung thư lưỡi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng, phương pháp điều trị,… Bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Bạn đọc cần lưu ý những vấn đề bất thường trong từng giai đoạn để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh di căn làm giảm thời gian sống.

Yếu tố quyết định tuổi thọ bệnh nhân ung thư lưỡi

Trước khi trả lời câu hỏi ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu, cần xem xét đến các yếu tố liên quan. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phụ thuộc vào sự di căng của các tế bào ung thư: Ung thư lưỡi hay các dạng ung thư khác có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Lúc này các tế bào ác tính vẫn nằm yên một chỗ, chưa di căn nên khả năng kiểm soát bệnh tốt hơn. Trường hợp đã di căn đến các cơ quan khác như hạch bạch huyết, xâm lấn vào máu, chèn ép dây thần kinh,… bệnh nhân có tiên lượng sống giảm. Tuy nhiên, khi phát hiện di căn mới giai đoạn đầu thì vẫn còn hy vọng chữa trị.
  • Khả năng loại bỏ khối u: Các khối u mới có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Phát hiện ở giai đoạn sớm khi khối u chưa di căn thì tỷ lệ điều trị thành công cao, tiên lượng tốt nhất cho người bệnh.
  • Giai đoạn mắc ung thư lưỡi: Như đã nói, ung thư lưỡi nếu phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi cao. Trong trường hợp khối u ác tính có kích thước lớn, chèn ép lên các dây thần kinh, di căn lan rộng thì tiên lượng sống sót không cao. Điều trị ở giai đoạn này rất khó khăn, khả năng gây tử vong cao.
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách kéo dài tiên lượng sống 1
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn bênh và khả năng đáp ứng điều trị

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc vào các yếu tố kể trên. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở mỗi giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn đầu

Ung thư lưỡi giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường có cảm giác như có dị vật cắm vào lưỡi nhưng xuất hiện không kéo dài nên nhiều người không để ý.

Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn nhận thấy những nốt phồng trên lưỡi, có màu khác thường. Đồng thời, niêm mạc lưỡi trở nên trắng, có vết loét nhỏ, sờ vào có cảm giác cứng, không mềm như bề mặt lưỡi bình thường, một số người còn sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi cao và thời gian sống lâu hơn. Thống kê cho thấy hơn 80% bệnh nhân ở giai đoạn này có thể sống trên 5 năm sau điều trị thành công.

Ở giai đoạn đầu khối u có kích thước nhỏ nên phẫu thuật tương đối dễ dàng và thuận lợi. Kết hợp với xạ trị sẽ tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Trong quá trình điều trị, đặc biệt là xạ trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ điều trị của bác sĩ, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách kéo dài tiên lượng sống 2
Ung thư lưỡi giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng

Giai đoạn 2 và 3

Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn 2 và 3 khá cao. Do bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, hoặc người bệnh nhầm lẫn ung thư lưỡi với các bệnh lý răng miệng khác. Điều này vô cùng nguy hiểm, vì nếu không điều trị sớm và đúng ung thư lưỡi có thể di căn và ảnh hưởng đến tính mạng.

Ở giai đoạn 2 - 3, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt điều trị thì khả năng sống trên 5 năm là khoảng 67% ở giai đoạn 2 và 58% ở giai đoạn 3. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, khả năng đáp ứng điều trị khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Các triệu chứng phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn 2 và 3 như sau:

  • Lưỡi cảm thấy đau khi nhai, nói và nuốt thức ăn, nước bọt. Cơn đau nhiều hơn khi ăn đồ cay nóng, cơn đau có thể lan đến tai.
  • Tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, có thể kèm theo máu, hơi thở có mùi, hoạt động của lưỡi bị đơ.
  • Các vết loét ở lưỡi lan rộng, dễ chảy máu, đau khi dùng lưỡi.

Tình trạng nặng khi những tổn thương lở loét, có mủ, dễ chảy máu,... Có trường hợp không loét niêm mạc lưỡi nhưng có nhân nhô lên niêm mạc, có màu tím nhạt,…

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có 3 phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm đau hoặc phương pháp điều trị triệu chứng nếu không đáp ứng thuốc.

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Có thể nói, khi ung thư lưỡi đến giai đoạn cuối thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là điều không thể. Lúc này chỉ có thể kiểm soát di căn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các triệu chứng nhận biết giai đoạn cuối:

  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, chướng bụng, đi ngoài ra máu,…
  • Suy nhược, sụt cân.
  • Tổn thương ở lưỡi ngày càng nặng, vết thương chảy máu nhiều hơn.
  • Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể sống trên 5 năm chỉ khoảng 31%. Can thiệp điều trị chỉ làm giảm triệu chứng, kiểm soát tốc độ di căn của khối u.

Phát hiện bệnh càng sớm, bệnh nhân càng có nhiều hy vọng chữa khỏi bệnh. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy chủ động đi khám để chẩn đoán bệnh mắc phải và điều trị.

Biện pháp kéo dài tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu là câu hỏi mà người bệnh luôn muốn hỏi bác sĩ. Bên cạnh phác đồ điều trị thì một số thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống. Người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai và tiêu hóa. Tránh ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, đồ uống có cồn, nước ngọt, thuốc lá,…
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn chậm, nhai kỹ, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, giữ tâm trạng lạc quan giúp người bệnh chống lại bệnh tật.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Vận động thể lực giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức bền hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách kéo dài tiên lượng sống 3
Giữ gìn vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa bệnh về răng miệng, lưỡi

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu. Như đã đề cập, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ kết hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa di căn và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin